5 Tips vượt qua môn Retailing Management mà sinh viên không nên bỏ qua

Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin liên quan đến môn Retailing Management? Bạn thắc mắc sau khi tốt nghiệp môn học này mình sẽ làm công việc gì? Bạn đang loay hoay tìm cách giải quyết những đề bài online exam, online assignment của môn Retailing Management mà giảng viên giao? Đừng lo lắng vì bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này. Cùng Dr Nhanh tìm hiểu nhé!

 

1. Định nghĩa môn Retailing Management 

Retailing Management là môn học chuyên về quản lý bán lẻ. Quy trình này bao gồm các bước tiếp cận và thu hút khách hàng, đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng người tiêu dùng. Tóm lại, môn Retailing Management là quá trình giúp khách hàng tiếp cận và tìm kiếm được món hàng họ yêu thích từ hệ thống cửa hàng bán lẻ. 

Ngày nay theo chiều hướng phát triển của nền kinh tế, các mặt hàng hóa, sản phẩm được đưa ra thị trường ngày càng nhiều. Hơn nữa, các cửa hàng bán lẻ ngày càng được mở ra nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân Việt. Vì vậy mà kỹ năng quản lý bán lẻ càng được đề cao và ứng dụng phổ biến hơn bao giờ hết. Những nhu cầu thực tế trên mà môn quản lý bán lẻ nêu lên ngày càng được đề cao, đặc biệt trở thành một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo trong ngành Kinh tế. 

Phương pháp quản lý thương hiệu, kiểm soát mọi đơn hàng tại cửa hàng, tiếp cận và duy trì mối quan hệ với khách hàng là những gì mà sinh viên sẽ được học ở môn Retailing Management. Ngoài ra, môn học này còn giúp bạn hiểu rõ về những nguyên tắc khác nhau liên quan đến hoạt động bán lẻ. Đó là quá trình quản lý nhân sự, quản lý hoạt động, kiểm soát hàng tồn kho, buôn bán, tiếp thị,…

Định nghĩa môn Retailing Management

 

2. Môn Retailing Management thuộc ngành học nào?

Việc tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận của các cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động bán lẻ, đặc biệt là kỹ năng thu hút khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để khách mua hàng. Tất cả những kỹ năng này đều được giảng viên bộ môn quản lý bán lẻ truyền tải tới sinh viên.

Môn Retailing Management thuộc khối ngành kinh tế, nhưng đây cũng là môn học được đánh giá cao trong ngành Business Management (quản lý kinh doanh). Bởi lẽ ngành quản lý kinh doanh sẽ hướng người học đến cách quản lý công ty, quản lý mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể hơn là tất những kiến thức, kỹ năng cần có trong quá trình quản lý, kinh doanh, nhằm giúp sinh viên biết quản lý, giám sát cách hiệu quả nhất.

Trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp đều có chuỗi cửa hàng bán lẻ. Nếu không nắm vững được kỹ năng quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh của cửa hàng bán lẻ bạn sẽ không thể đề ra được chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả được. Ngược lại, nếu nắm vừng mọi kiến thức, kỹ năng của môn Retailing Management bạn sẽ dễ dàng thực hành và ứng dụng vào quá trình làm việc được. 

Như vậy, có thể khẳng định rằng môn học Retailing Management thuộc ngành Business Management (quản lý kinh doanh). 

 

3. Những ai nên học môn Retailing Management và ngành Business Management 

Môn học Retailing và ngành quản lý kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn và thường được nhiều bạn sinh viên theo đuổi, lựa chọn. Vậy câu hỏi đặt ra là những ai có thể học ngành quản lý kinh doanh? 

Ngành Business Management dạy ta rất nhiều kiến thức, kỹ năng liên quan đến kinh doanh, doanh nghiệp. Do vậy, những người có mong muốn trở thành người quản lý, người đam mê kinh doanh, người muốn quản lý, kiểm soát doanh nghiệp hoặc có nhu cầu trở thành chuyên gia phân tích kinh doanh đều có thể theo học ngành này. 

Ngoài ra, nếu đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực, tài chính, bạn có thể tham khảo một số ngôi trường đào tạo chuyên ngành Business Management tại nước ngoài để theo học. Bởi lẽ bạn sẽ học có nhiều kinh nghiệm, được mở mang kiến thức và được đánh giá cao hơn so với trong nước. 

 

4. Học môn Retailing Management có khó không?

Mỗi môn học đều gặp những trở ngại riêng và bộ môn Retailing Management cũng vậy. Tuy nhiên bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận cũng như vận dụng kiến thức, kỹ năng của bộ môn quản lý bán lẻ, nếu bạn có niềm đam mê với kinh doanh, với môn học và với ngành quản lý kinh doanh. 

Mặc dù môn quản lý bán lẻ không hề nhẹ nhàng, nhưng theo góc nhìn của các sinh viên ngành Business Management thì nó sẽ không quá khó khăn như bạn nghĩ. Bởi lẽ những kiến thức mà môn học này mang đến thật sự rất gần gũi với cuộc sống thường ngày, bạn có thể bắt gặp ngay tại siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Vì vậy, chỉ cần một chút tố chất kinh doanh cùng biết cách quan sát bạn sẽ đạt được điểm số GPA tuyệt đối ở môn học này.

Với những bạn du học sinh khi tiếp cận với môn Retailing Management sẽ gặp nhiều khó khăn nếu bạn không chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng có liên quan, cụ thể như các thuật ngữ chuyên ngành, ngoại ngữ, tìm hiểu về hoạt động bán lẻ tại đất nước mà bạn đang học tập. Do vậy, cần chủ động tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết nhé!

Ngồi trước màn hình máy tính nhiều gây nên các vấn đề về mắt

 

5. Bí quyết học và thi môn Retailing Management đạt hiệu quả

Với các bạn du học sinh Việt hoặc những bạn học sinh trong nước đang theo học môn quản lý bán lẻ thuộc ngành Business Management có thể tham khảo và bỏ túi một số tips học cũng như thi mà Dr Nhanh sẽ chia sẻ dưới đây:

  • Lên kế hoạch và thời gian biểu học tập rõ ràng. Nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đã đề ra
  • Tham khảo tài liệu, giáo trình kỹ lưỡng trước khi đến lớp. Chú ý nghe giảng và chủ động hỏi lại giảng viên khi không hiểu bài. 
  • Tìm kiếm thêm các tài liệu nâng cao, chuyên ngành uy tín để nâng cao hiểu biết của mình. 
  • Ứng dụng những kiến thức đã học với hoạt động bán lẻ thực tế. Bởi lẽ việc thực hành những kiến thức đã được học sẽ giúp bạn nhớ bài lâu hơn và học môn Retailing Management  tốt hơn. 
  • Rèn luyện các kỹ năng chuyên sâu của môn quản lý bán lẻ như: kỹ năng giải quyết vấn đề, xây dựng đội ngũ nhân sự, tổ chức và lập kế hoạch, tìm kiếm phản hồi, quản lý thời gian, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm,….
  • Luyện tập và hoàn thành tốt những bài online exam, online assignment được giao. 
  • Trước mỗi kỳ thi, nên chủ động ôn tập kỹ lưỡng những phần đã được học, đặc biệt phần mà giảng viên nhấn mạnh trên lớp. Chuẩn bị những dụng cụ được phép mang vào phòng thi.
  • Sử dụng dịch vụ Online Test của Dr Nhanh nhằm tháo gỡ những khó khăn, giảm bớt áp lực trong các bài thi môn quản lý bán lẻ và cải thiện điểm GPA.

 

6. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Business Management 

Học tốt môn quản lý bán lẻ và chuyên ngành Business Management sẽ giúp bạn có cơ hội bước chân vào thị trường kinh doanh và đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. 

Theo kết quả thống kê của Payscale, sinh viên có bằng cử nhân Quản trị kinh doanh sẽ nhận được mức lương trung bình mỗi năm là  $66,451 USD. Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp khối ngành Business có thể tìm được những vị trí công việc với mức lương như sau:

  • Senior Estimator với mức thu nhập trung bình một năm là 62,000 USD
  • Account Executive: 48,000 USD/ năm
  • Senior Business Analyst có mức lương trung bình 77,000 USD/ năm
  • Human Resources (HR) Manager: 78,000 USD/ năm
  • Immigration Officer với mức thu nhập 67,000 USD/ năm
  • Director of Operations mức lương trung bình mỗi năm là 111,000 USD
  • Quality Control Manager với thu nhập trung bình là 65,000 USD/ năm

KẾT LUẬN 

Trên hành trình khám phá hành trình học thuật mang tên môn Retailing Management chắc chắn bạn sẽ gặp phải những trở ngại. Tuy nhiên nếu thêm vào một chút đam mê, một chút kiên trì và một chút sự hỗ trợ từ Dr Nhanh bạn sẽ dễ dàng vượt qua những khó khăn của môn Retailing Management. 

Chia sẻ bài viết

The content of this page is protected.