Table of Contents
Trong môi trường học thuật, không ít trường hợp các bạn sinh viên, du học sinh đau đầu và lo lắng về dạng bài Reflective essay. Từ việc xây dựng ý tưởng, luận điểm chính đến cách viết bài luận luôn là những vấn đề khiến bạn phải suy nghĩ. Nếu bạn đang gặp phải trường hợp này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Dr Nhanh để bỏ túi ngay những bí quyết vượt qua bài Reflective essay nhé!
1. Reflective essay là gì?
Dạng bài luận mà người viết tập trung phân tích và làm rõ những sự việc đã diễn ra trong quá khứ dựa trên những quan điểm của hiện tại thì được gọi là bài luận phản ánh hay là Reflective essay (Reflective writing). Dạng bài luận này thường thảo luận về những gì bạn đã học được từ sự kiện đó hoặc những sự kiện đó giúp bạn hình thành và phát triển nhân cách, quan điểm sống của mình. Mục đích của bài luận phản ánh hướng đến là minh chứng sự ảnh hưởng của các sự kiện đã từng xảy ra trong quá khứ.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản Reflective essay là quá trình mô tả về một trải nghiệm hoặc một sự kiện đã diễn tả. Trong quá trình thực hiện, người viết sẽ phản ánh, mô tả và phân tích cách chi tiết về một vấn đề đang được thảo luận. Qua những phân tích đó bạn sẽ biết được ý nghĩa và những kinh nghiệm mà bản thân cần học hỏi.
Khi viết bài luận phản ánh, tác giả cẩn cởi mở hơn với suy nghĩ hoặc cảm xúc của chính mình. Sử dụng lối hành văn rõ ràng, sống động nhằm giải thích về những hành động, suy nghĩ, phản ứng và cảm xúc của sự kiện đó. Qua lối viết này, độc giả sẽ hiểu được thông điệp mà bạn truyền tải cũng như đánh giá cao về bài luận phản ánh của bạn.

2. Cấu trúc của bài Reflective essay
Sau khi hiểu rõ và nắm vững khái niệm Reflective essay, cùng tìm hiểu về cấu trúc một bài luận phản ánh. Chỉ khi biết được cấu trúc của bài luận bạn mới có thể lên ý tưởng, tìm kiếm luận điểm và sắp xếp các thông tin cách hợp lý được.
Thông thường, một bài Reflective essay gồm 7 phần, cụ thể như sau:
- Phần 1: Introduction : người viết cần cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến chủ đề, mục đích của tác phẩm nhằm giúp độc giả hiểu được những gì bạn muốn nói trong bài luận này. Phần mở đầu hấp dẫn sẽ giúp bạn thu hút và “giữ chân” người đọc ở lại bài viết của mình lâu hơn.
- Phần 2: Body: đây là phần nội dung quan trọng nhất của bài luận. Những yêu cầu đặt ra ở phần body là hành trình biết đến với sự kiện đó, nó đã tác động như thế nào đến tính cách cũng như cuộc sống của bạn. Người viết cần đưa ra những dẫn chứng, lập luận cụ thể để chứng minh cho những luận điểm mình nêu lên. Tác giả cần tuân theo một trình tự hợp lý của sự kiện, câu chuyện (có thể là trình tự thời gian) khi viết bài luận phản ánh.
- Phần 3: The reflection itself: Ở phần này, bạn cần liệt kê, phân tích các lý do dẫn đến việc sự kiện đó ảnh hưởng đến tính cách, cuộc sống của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần đưa ra những lập luận, dẫn chứng để minh chứng cho người đọc thấy những điều bạn nói là có căn cứ. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra suy đoán của mình ở phần này để bài luận thêm phần hấp dẫn hơn.
- Phần 4: Returning to the situation: yêu cầu của phần này là bạn sẽ tóm tắt lại những sự kiện, hành động, phản ứng đã xảy ra trong quá khứ.
- Phần 5: Understanding the context: nêu lên những thông tin có liên quan đến bối cảnh khi diễn ra sự kiện trong quá khứ
- Phần 6: Modifying future outcomes: Đưa ra viễn cảnh nếu sự kiện này không diễn ra trong quá khứ thì sẽ mang lại kết quả như thế nào. Tưởng tượng các trường hợp khác có thể xảy ra của sự kiện đó.
- Phần 7: Conclusion: Kết thúc bài luận phản ánh bằng một lập luận đầy tính mạnh mẽ hoặc tóm tắt lại những gì bạn đã trình bày ở trên.

3. Cách phân biệt Reflective và Description
Khi tìm hiểu về Reflective essay không ít các bạn sinh viên, du học sinh đã thắc mắc rằng liệu rằng dạng bài luận phản ánh này có giống với Description hay không. Bởi lẽ không ít các bạn đã từng nhầm lẫn hai dạng bài luận này với nhau.
Điểm giống nhau của hai dạng bài này là đều mô tả về một sự kiện nào đó. Từ những chi tiết đó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự kiện, trải nghiệm hoặc chính bản thân của tác giả.
Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa hai dạng bài luận này là mục đích thực hiện. Với dạng bài Description, người viết đơn thuần chỉ miêu tả về sự kiện đã diễn ra trong quá khứ mà không cần phân tích chi tiết về tầm ảnh hưởng của sự kiện đó đối với cuộc sống cũng như tính cách của tác giả. Trong khi, ngoài việc mô tả về sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, dạng bài Reflective essay còn yêu cầu người viết cần phân tích kỹ lưỡng về tầm ảnh hưởng của sự kiện đó đối với bạn như thế nào.
Có thể khẳng định rằng, Description là dạng bài chỉ tập trung mô tả còn Reflective muốn tác giả xoáy sâu vào việc phân tích và thảo luận về tác động của sự kiện đó.
4. Hướng dẫn cách viết Reflective essay đúng chuẩn
Nếu nắm vững được những bí quyết dưới đây, bạn sẽ không còn lo lắng về việc viết bài luận phản ánh nữa. Cụ thể như sau:
a. Tìm hiểu về chủ đề của bài viết
Chủ đề là yếu tố then chốt nơi mà bạn sẽ tập trung phân tích và triển khai nó. Do vậy, để biết được đó có phải là một chủ đề tiềm năng hay không, bạn nên căn cứ vào những yêu cầu sau:
- Sự kiện đó làm thay đổi tính cách, cuộc sống của bạn cách rõ nét so với bạn bè cùng trang lứa
- Đó là những người bạn mà bạn đã từng gặp trong cuộc đời mình, họ khiến cuộc sống của bạn có sự thay đổi lớn theo nhiều cách khác nhau
- Là những trải nghiệm chính với các tác phẩm nghệ thuật, phim hoặc sách
- Đó là suy nghĩ hoặc sản phẩm từ trí tưởng tượng của bạn
- Ví dụ về sự phát triển, thay đổi của cá nhân
- Đồ vật hoặc địa điểm nào đó có sức ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như tính cách của bạn.
b. Trả lời được những câu hỏi sau
Để việc viết bài trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn, bạn nên tự trả lời 10 câu hỏi dưới đây:
- Sự kiện đó mang tính chất tiêu cực hay tích cực?
- Tôi đã phản ứng và hành động ra sao khi đối diện với sự kiện đó?
- Tại sao sự kiện đó có tầm ảnh hưởng lớn đối với tôi?
- Tôi có thể thay đổi điều gì khi đối diện với sự kiện đó một lần nữa?
- Tôi đã học được điều gì từ sự kiện đó?
- Thái độ của tôi với sự kiện đó thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Sự kiện đó có giúp ích cho những người khác không?
- Bạn sẽ nói gì với những người đang trải qua sự kiện này?
- Sự kiện đó đã ảnh hưởng đến bạn trong một thời gian dài hay ngắn?
- Bạn mong muốn thay đổi điều gì của sự kiện này?
c. Tham khảo các ví dụ mẫu về dạng bài này
Một cách giúp bạn viết bài luận phản ánh đạt hiệu quả là tham khảo các bài mẫu liên quan đến chủ đề này. Đây cũng chính là một cách giúp bạn nảy ra nhiều ý tưởng mới và phát triển chúng cách tốt nhất.
Thông qua việc tham khảo bài mẫu, bạn cũng có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc, cách triển khai luận điểm, đưa ra lập luận và dẫn chứng. Điều này sẽ quyết định đến chất lượng bài viết và điểm số của bạn.
d. Sử dụng dịch vụ của Dr Nhanh
Nếu gặp khó khăn trong việc lên ý tưởng hoặc cách viết bài Reflective essay có thể liên hệ tới Dr Nhanh. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ Writers chuyên nghiệp, Dr Nhanh là cơ sở chuyên cung cấp dịch vụ học thuật uy tín, chất lượng tại Việt Nam. Dr Nhanh đã giúp hàng nghìn sinh viên trong nước và quốc tế giải quyết khó khăn khi hoàn thiện bài luận phản ánh và cải thiện điểm số GPA hiệu quả.

Kết luận:
Trên đây là những thông tin chi tiết mà Dr Nhanh đã chia sẻ về chủ đề Reflective essay. Mong rằng qua đây bạn sẽ bỏ túi được bí quyết viết bài Reflective essay hiệu quả và đạt được điểm số GPA như mong ước. Chúc bạn thành công nhé!