Table of Contents
Dwight D. Eisenhower đã từng nói “Mỗi lần chuẩn bị cho bất kỳ trận chiến nào, tôi luôn nhận thấy rằng các kế hoạch chả có mấy tác dụng, nhưng lập kế hoạch lại là điều không thể thiếu”. Quả đúng như vậy, kế hoạch được coi là “sợi chỉ đỏ” là yếu tố then chốt trong mọi chiến dịch kinh doanh. Do vậy, kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh (Business Plan) đối với du học sinh là vô cùng quan trọng.
1. Lập kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là gì?
Lập kế hoạch kinh doanh trong tiếng anh có nghĩa là Business Plan, là một bản tài liệu bằng văn bản có mô tả chi tiết cách thức thực hiện, triển khai các ý tưởng kinh doanh cho doanh nghiệp. Business Plan đưa ra định hướng giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển, đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra cách hiệu quả nhất.
Trước khi bước vào thực hiện một chiến lược kinh doanh, bước đầu tiên bạn cần triển khai là lập kế hoạch kinh doanh (Business Plan). Đây được coi là yếu tố then chốt nhằm quản lý và điều phối các hoạt động của kế hoạch. Để lập được kế hoạch kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp, cần phải hệ thống và xác định được các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang hướng tới.
Khi xây dựng Business Plan, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động như: phân tích thị trường, tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, thấu hiểu được thị hiếu của khách hàng và ước tính được nhu cầu đối với một sản phẩm cụ thể.
Business Plan được coi là hoạt động cần phải thực hiện liên tục và cần phải thay đổi, dựa trên sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp.
Một bản kế hoạch kinh doanh tổng thể được coi là phương hướng phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Do vậy, Business Plan hoàn chỉnh cần có các thành phần chính sau:
- Thể hiện được sứ mệnh mà doanh nghiệp hướng tới
- Giá trị văn hóa cốt lõi mà doanh nghiệp theo đuổi trong suốt hành trình kinh doanh của mình
- Đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện được
- Kế hoạch kinh doanh, phát triển và định hướng về chiến lược cho từng đơn vị cũng như toàn doanh nghiệp
- Kế hoạch và định hướng phân bổ nhân sự phù hợp với các đơn vị kinh doanh chiến lược

2. Bản kế hoạch kinh doanh (Business Plan) có độ dài bao nhiêu?
Thông thường, các bản kế hoạch kinh doanh sẽ không bị hạn chế về mặt độ dài, có thể ngắn hoặc có thể dài. Tuy nhiên, khi thực hiện lập kế hoạch, các bạn sinh viên cần đảm bảo các yếu tố chiến lược, chiến thuật, các dấu mốc quan trọng, dự trù tài chính (dòng tiền, ngân sách, chi phí), nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban,…
3. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh (Business Plan)
Việc lập kế hoạch kinh doanh (Business Plan) có thể trở nên dễ dàng hơn đối với các bạn sinh viên, du học sinh khi biết đến các bước sau.
Bước 1: Phân tích thị trường
Trước khi bắt tay vào lập kế hoạch, người làm kinh doanh cần biết tổng hợp thông tin, phân tích và đánh giá tình hình thị trường hiện nay, đặc biệt cần chú trọng vào ngành nghề mà bạn đang hoạt động. Đó phải là những thông tin có tính cập nhật, xu hướng phát triển chung, ý kiến kinh doanh của các chuyên gia trong ngành để tham khảo và tìm hiểu thêm.
Trong trường hợp bạn đang trong giai đoạn startup, cần xác định mình kinh doanh gì, tình trạng cũng như mức độ cạnh tranh của ngành hàng này trên thị trường ra sao? Với các ngành hàng dễ dàng kinh doanh thì mức độ rào cản thấp và nhiều đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, với các doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tồn tại.
Sau khi đã lựa chọn được ngành, sản phẩm cũng như nguồn hàng, tiếp đến bạn cần chuẩn bị địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, nguồn vốn, nhân sự,…
Bước 2: Xác định mục tiêu
Mục tiêu kinh doanh là đích đến mà mọi doanh nghiệp luôn theo đuổi, thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai. Trong Business Plan khi bạn thể hiện được mục tiêu kinh doanh của mình không những chỉ đường để doanh nghiệp đi tới đích cách đúng đắn và nhanh chóng nhất mà còn thu hút nhà đầu tư tiềm năng.
Trong trường hợp, bạn kinh doanh bằng vốn tự có và không đặt ra mục tiêu kinh doanh rõ ràng, thì Business Plan cũng sẽ trở nên vô giá trị, từ đó nguồn vốn cũng dần cạn kiệt và khó khăn trong việc tồn tại.
Xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng, có tính khả thi cao và thời hạn đạt được mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng, đạt được mục tiêu nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Bước 3: Nghiên cứu insight của khách hàng
Mục đích kinh doanh của mọi doanh nghiệp luôn hướng đến khách hàng – những người sẽ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy, cần phải xác định họ là ai, độ tuổi bao nhiêu, ở đâu, mức thu nhập bao nhiêu, đặc điểm hành vi và mong muốn nhu cầu như thế nào?
Chỉ khi hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình muốn gì, bạn mới có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Đây cũng chính là tiền đề giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh (Business Plan) hiệu quả hơn và vượt qua được đối thủ cạnh tranh. Bộ phận marketing trong doanh nghiệp có thể thực hiện việc tìm hiểu insight của khách hàng thông qua các công cụ đo lường và mạng xã hội.
Bước 4: Đề xuất kế hoạch marketing
Việc kinh doanh của doanh nghiệp bạn sẽ thông qua hình thức online hay offline, kênh bán hàng nào: facebook, youtube, shopee, website,…Kế hoạch marketing sẽ giúp bạn xác định được kênh bán hàng hiệu quả, phù hợp với đối tượng khách hàng và tình hình thực tế. Kế hoạch marketing hiệu quả sẽ hỗ trợ Business Plan của bạn dễ dàng triển khai và thực hiện hơn.
Bước 5: Điều phối nhân sự thực hiện Business Plan
Nhân sự là yếu tố không thể tách rời khỏi kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Những người có đủ năng lực, khả năng sẽ được điều phối vào đúng vị trí trong Business Plan, gồm các bộ phận: marketing, kinh doanh, sản xuất, nhân sự,… Bạn có thể đặt ra chỉ tiêu KPI kèm theo nhân sự để đánh giá năng lực mỗi người và có chế độ khen thưởng, xử phạt phù hợp.
Bước 6: Lập kế hoạch kinh doanh (Business Plan)
Sau khi xác định các yếu tố liên quan và phác thảo Business Plan, bạn có thể nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó bạn có thể lập kế hoạch kinh doanh theo cấu trúc sau:
- Tuyên bố sứ mệnh
- Tóm tắt
- Nêu lên đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ
- Thị trường mục tiêu
- Kế hoạch truyền thông tiếp thị
- Nghiên cứu và phân tích đặc điểm của ngành cũng như đối thủ cạnh tranh
- Ước tính về tài chính
- Đề xuất kinh doanh trong việc tìm kiếm loại hình huy động vốn
- Phụ lục kèm theo (những thông tin cần thiết khác)
Bước 7: Tham khảo lời khuyên từ các supervisor
Để Business Plan được diễn ra êm đẹp và thuận lợi, cần có người giám sát dự án mọi thời điểm. Với vai trò giám sát, người đó cần có trách nhiệm đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng, và thời hạn của dự án. Trong quá trình thực hiện có xảy ra bất trắc và khó khăn cần nhanh chóng khắc phục vấn đề và đảm bảo tiến độ thi công.
4. Lưu ý khi viết kế hoạch kinh doanh (Business Plan)
Khi lập kế hoạch kinh doanh (Business Plan), các bạn sinh viên, du học sinh cần lưu ý một vài điểm sau:
- Kế hoạch kinh doanh điển hình có độ dài từ 10 đến 20 trang, có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy theo kế hoạch của bạn
- Nên chia kế hoạch của bạn làm nhiều phần riêng biệt để BLĐ, HĐCĐ và các nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi cũng như không bỏ sót thông tin quan trọng của Business Plan
- Nên sử dụng Primary Secondary trong quá trình thu thập và collect data dữ liệu cho các số liệu có liên quan trong bài
- Liệt kê các chi phí cụ thể của từng danh mục sản phẩm, dịch vụ trong kế hoạch kinh doanh
- Kiểm tra các lỗi ngữ pháp, chính tả nhiều lần, tránh những lỗi sai sót nhỏ nhất trong Business Plan
- Nên đầu tư vào chất lượng thiết kế, bố cục, thương hiệu và in ấn hoặc đóng sách để trông Business Plan trong chuyên nghiệp hơn.
- Đừng quên tham khảo ý kiến và nhận xét từ phía Supervisor
Kế hoạch kinh doanh không chỉ là định hướng ban đầu mà còn là con đường dẫn doanh nghiệp đến với thành công. Do vậy, các bạn sinh viên, du học sinh đừng bỏ qua kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh (Business Plan) của chính mình. Hãy cùng theo dõi các bài viết của Dr Nhanh để khám phá những bí kíp học thuật, các mẹo và phương pháp lên kế hoạch hữu ích du học sinh nha!