Phương pháp nghiên cứu Content Analysis có quan trọng không?

“Content is king” là câu nói của Bill Gates khẳng định tầm quan trọng của Content trong lĩnh vực Marketing, đặc biệt là Digital Marketing. Content càng chất lượng, hấp dẫn và độc đáo càng tạo được dấu ấn riêng biệt và tiền đề cho việc kinh doanh. Vì vậy, việc nghiên cứu Content Analysis là không thể thiếu trong quá trình học tập và kinh doanh. Cùng Dr Nhanh khám phá những thông tin hữu ích liên quan đến phương pháp nghiên cứu Content Analysis này nhé!

1. Phương pháp nghiên cứu Content Analysis là gì?

Khi nhắc đến phương pháp nghiên cứu Content Analysis có nhiều định nghĩa khác nhau mô tả về khái niệm này, cụ thể như:

  • Berelson cho rằng: Mô tả cách khách quan nhất, hệ thống lại và định lượng nội dung biểu hiện của giao tiếp là nhiệm vụ của các kỹ thuật viên nghiên cứu 
  • Những suy luận được đưa ra bởi các kỹ thuật viên là kết quả của quá trình hệ thống và khách quan các đặc điểm nổi bật của thông điệp, trích trong Holsti được xuất bản vào năm 1968 
  • Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng tên quan điểm Content Analysis nên  được tiếp cận và diễn giải theo chủ nghĩa tự nhiên, nhằm đảm bảo tính tường thuận và quan sát.

Tóm lại, nghiên cứu Content Analysis được hiểu là phương pháp dùng để xác định sự hiện diện của từ ngữ, chủ đề hoặc một khái niệm nhất định nào đó trong một dữ liệu. Các nhà nghiên cứu có thể dùng phương pháp nghiên cứu Content Analysis để định lượng, phân tích ý nghĩa hoặc các mối quan hệ của từ ngữ, chủ đề hoặc các khái niệm nhất định trong dữ liệu. 

Phương pháp nghiên cứu Content Analysis là gì?

2. Phân loại nghiên cứu Content Analysis

Thông thường, Content Analysis được chia làm hai dạng cơ bản là qualitative (định tính) và quantitative (định lượng). 

Với phương pháp Content Analysis định tính (qualitative), người viết cần trả lời các câu hỏi: Như thế nào? Ở đâu? Tại sao? Khi nào? Cái gì? Bên cạnh đó, người nghiên cứu cần tập trung khai thác những thông tin phức tạp và có liên quan đến chủ đề của bài nghiên cứu. 

Phương pháp nghiên cứu định lượng (quantitative) được cho là không đáng tin cậy, theo quan điểm của Siegfried Kracauer. Ngược lại với Content Analysis qualitative, phương pháp này khám phá số lượng tần số và phân tích cách khách quan nhất các tần số được mã hóa đó. Cách phân tích của phương pháp này thường mang tính suy diễn bởi nó được quy hợp trong một giả thuyết cho trước. 

3. Nghiên cứu Content Analysis có quan trọng không?

Thông thường các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp nghiên cứu Content Analysis nhằm tìm ra thông điệp, sức ảnh hưởng và mục đích của nội dung giao tiếp. Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích nội dung, cũng có thể đưa ra một vài giả định liên quan đến văn bản, tác giả và người đọc.

Nhờ tầm quan trọng của Content Analysis mà nó có thể áp dụng cho nhiều thể loại văn bản khác nhau. Mặc dù vậy, phương pháp nghiên cứu Content Analysis vẫn được dùng nhiều nhất tại các lĩnh vực nghiên cứu truyền thông, khoa học xã hội, nhân học, khoa học nhận thức,….

Khi vận dụng phương pháp Content Analysis, người phân tích có thể:

  • Kiểm tra giao tiếp bằng văn bản cách trực tiếp nhất
  • Phân định được các mối tương quan, các mẫu trong cách diễn giải các khái niệm
  • Giúp người phân tích có được những hiểu biết nhất định và sâu sắc về lịch sử, văn hóa có giá trị theo thời gian
  • Có thể phân tích được định lượng và định tính
  • Phân tích thống kê dạng mã của văn bản
  • Giúp gần gũi hơn với dữ liệu
  • Có cái nhìn sâu sắc hơn về mô hình phức tạp liên quan đến suy nghĩ của con người và cách sử dụng ngôn ngữ
  • Không quá phô trương khi sử dụng phương tiện phân tích tương tác
  • Đây là phương pháp nghiên cứu dễ hiểu và rẻ tiền
  • Khi vận dụng tốt, phương pháp này nghiên cứu khá “chính xác”
  • Content Analysis rất hữu hiệu trong việc phân tích tư liệu lịch sử, đặc biệt đạt hiệu quả cao khi kết hợp với các phương pháp khác như quan sát, phỏng vấn, sử dụng hồ sơ lưu trữ.

4. Những điểm hạn chế của nghiên cứu Content Analysis

Bên cạnh những lợi ích mà phương pháp Content Analysis mang lại, nó còn để lại một số hạn chế sau:

  • Mất khá nhiều thời gian vào quá trình nghiên cứu
  • Thường xuyên gặp một số lỗi liên quan đến kỹ thuật, đặc biệt là lỗi phân tích quan hệ (relational analysis) trong quá trình nâng cao mức độ giải thích
  • Không có cơ sở lý thuyết
  • Số lượng từ ngữ còn bị hạn chế
  • Thường gặp các trường hợp khó tự động hóa hoặc máy tính hóa
  • Chưa thể xử lý được các dạng văn bản phức tạp
  • Cần nâng cao mức độ giải thích
  • Bước tạo nội dung để cho ra văn bản hoàn chỉnh thường bị bỏ qua. Đồng thời, trạng thái của mọi thứ sau khi văn bản được tạo ra cũng bị bỏ qua.

5. Nghiên cứu Content Analysis được ứng dụng trong học tập như thế nào?

Như đã phân tích, Content Analysis là một phương pháp nghiên cứu khá được ưa chuộng nhờ tính năng và ưu điểm vượt trội của nó, đặc biệt trong việc xác định khuôn mẫu trong giao tiếp được ghi lại. Phương pháp nghiên cứu này còn có khả năng phụ trợ nhằm xử lý các chỉ số đã thu được thông qua việc sử dụng các kỹ thuật khác. Chính vì thế mà các sinh viên, nghiên cứu sinh thường vận dụng Content Analysis trong học tập, đặc biệt để:

  • Xác định trạng thái tình cảm cũng như tâm lý của một người hoặc một nhóm người
  • Xác định trọng tâm, ý chính hoặc xu hướng giao tiếp của cá nhân cũng như tập thể
  • Phác họa rõ nét sự khác biệt quốc tế về nội dung giao tiếp
  • Biểu hiện các phản ứng cơ bản và hành vi đối với giao tiếp
  • Có khả năng kiểm tra trước cũng như cải thiện một can thiệp hoặc các khảo sát trước khi ra mắt
  • Phân tích, đánh giá các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung cũng như các câu hỏi mang tính chất mở nhằm bổ sung dữ liệu định lượng.
  • Biểu thị các mẫu trong nội dung giao tiếp

6. Các công cụ thường được sử dụng tính toán Content Analysis

Trước đây, những người thực hiện nghiên cứu thường phân tích, tính toán Content Analysis thông qua phương pháp thủ công. Với phương pháp thủ công này, người viết sẽ thực hiện bằng cách đo số cột cho một chủ đề. Một sinh viên người Anh là người đã phát hiện và vận dụng phương pháp này đầu tiên khi anh ta thực hiện nghiên cứu các mẫu tài liệu có liên quan đến Shakespeare.

Ngày nay, khi con người bước vào thế giới của công nghệ và hiện đại thì việc nghiên cứu Content Analysis đã được thực hiện bằng máy. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc nhập dữ liệu dưới dạng văn bản, phân tích tần số và mã hóa chúng thành các loại khác nhau để người viết có thể theo dõi và nghiên cứu dễ dàng hơn nhờ có cơ sở suy luận. Với phương pháp Content Analysis này, sự hỗ trợ của máy móc sẽ giúp tạo ra nhiều tập dữ liệu điện tử lớn hơn. Cũng từ đây, nhiều phần mềm tính toán nghiên cứu Content Analysis đã được nghiên cứu và ra đời. Nhờ vậy mà việc nghiên cứu nội dung đã tạo ra được công cụ tính toán nhanh chóng, chính xác.

Thông qua những phân tích liên quan đến nghiên cứu Content Analysis trên đây, chúng ta đã có cái nhìn toàn cảnh và khoa học hơn về phương pháp nghiên cứu này. Đây cũng chính là lý do vì sao phương pháp Content Analysis được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các bài nghiên cứu, xử lý dữ liệu. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thêm thông tin, cách thực hiện phương pháp nghiên cứu Content Analysis có thể liên hệ với Dr Nhanh. 

Với sứ mệnh cùng bạn chinh phục những hành trình học thuật phía trước, đội ngũ Writers giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao của chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ khó khăn liên quan đến nghiên cứu Content Analysis. 

Chia sẻ bài viết

The content of this page is protected.