Phương pháp nghiên cứu case study không phải ai cũng biết

Khi còn ngồi trên giảng đường đại học, chắc hẳn nhiều sinh viên đã quá quen với cụm từ “ phương pháp nghiên cứu case study”. Ngoài ra phương pháp này không chỉ được áp dụng tại các đại học mà còn được ứng dụng rất nhiều trong ngành marketing, business. Bài chia sẻ dưới đây Dr Nhanh hé lộ nhiều thông tin hữu ích liên quan đến nghiên cứu một case study cho bạn đọc, đừng bỏ lỡ nhé!

1. Case Study là gì?

Case study được dịch là nghiên cứu tình huống ví dụ thực tế trong các ngành học xã hội và đời sống.

Theo quan điểm của Hammond, J.S (Đại học Harvard), case study được hiểu là phương pháp giảng dạy bằng việc nghiên cứu, phân tích các tình huống, trường hợp cụ thể, điển hình. Qua đó, người học sẽ được đặt mình vào ngữ cảnh của câu chuyện và hiểu rõ vấn đề được nêu ra trong tình huống đó. 

Phương pháp nghiên cứu một case study được vận dụng trong giảng dạy nhằm giúp học viên áp dụng các kiến thức lý thuyết được học vào để phân tích, mổ xẻ tình huống thực tế. Thực chất case study là phân tích các hiện tượng thực tế xảy ra trong cuộc sống có liên quan đến chủ đề bài học.

Case Study là gì?

2. Vai trò của phương pháp nghiên cứu một case study

Không đơn thuần mà các giảng viên đại học lại vận dụng phương pháp nghiên cứu một case study vào trong quá trình dạy học. Bởi lẽ, qua các tình huống thực tế, sinh viên, học sinh sẽ hiểu và biết cách vận dụng những kiến thức đã học. Điều này không những đảm bảo chất lượng đầu ra mà còn tạo cơ hội để sinh viên tiếp xúc với thế giới bên ngoài và biết cách “ứng phó” hợp lý.

Để hoàn thiện được những yêu cầu của case study buộc người học phải biết cách đọc hiểu, ghi nhớ và áp dụng phù hợp. Đây sẽ là cơ hội giúp sinh viên, học sinh hoàn thiện và phát triển kỹ năng phân tích, khai thác vấn đề, làm việc nhóm, đưa ra kế hoạch,…

3. Ưu và nhược điểm của case study 

Một vấn đề, một sự vật nào đó đều có hai mặt của nó, với phương pháp nghiên cứu một case study cũng vậy. Cùng điểm qua những đặc điểm vượt trội và hạn chế của case study nhé!

a. Ưu điểm

Tăng độ chính xác và tính thực tiễn của vấn đề

Nếu chỉ ghi nhớ những kiến thức khô khan trên trang giấy, nhiều học sinh, sinh viên sẽ cảm thấy nhàm chán và gặp khó khăn khi giải quyết một tình huống tương tự cụ thể trong công việc, cuộc sống. Tuy nhiên nếu áp dụng phương pháp nghiên cứu một case study vào trong quá trình giảng dạy, học viên sẽ có cái nhìn cận cảnh hơn về những vấn đề trong cuộc sống, biết cách áp dụng, thực hành và cảm thấy thích thú hơn với bài học. 

Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và nâng cao tính chủ động

Với phương pháp nghiên cứu một case study, sinh viên cần gia tăng tính chủ động, khả năng kết nối và hợp tác với các thành viên trong nhóm. Việc học tập và làm việc theo nhóm, không những hỗ trợ làm việc tốt hơn mà còn giúp bạn học hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng từ đồng đội của mình. 

Rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết

Hiện nay, các nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến điểm số GPA của nhiều bạn sinh viên, mà còn chú trọng rất nhiều đến kỹ năng mềm. Thực hành case study là cơ hội để rèn luyện và phát triển những kỹ năng mềm cần thiết. Nắm vững được những kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn có cơ hội làm việc tốt hơn.

b. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội ở trên, case study còn có một số hạn chế như: không có tính khái quát cao, chưa được xây dựng rõ ràng. Đồng thời, kết quả của quá trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở dạng dữ liệu định tính (chữ viết), khiến việc phân tích vấn đề gặp nhiều khó khăn hơn. 

4. Nên lựa chọn phương pháp nghiên cứu một case study khi nào?

Nhận thấy những ưu điểm và hạn chế của Case study, bạn có thể tham khảo cũng như cân nhắc sử dụng phương pháp nghiên cứu một case study trong một số trường hợp khi: 

  • Giảng viên mong muốn học sinh, sinh viên tiếp cận gần hơn với những tình huống chi tiết, cụ thể trong cuộc sống. Đồng thời, mở rộng thêm nguồn kiến thức đã học.
  • Có ý định làm rõ đặc điểm, ý nghĩa mấu chốt của vấn đề hoặc chủ thể được nêu ra. 
  • Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, xác định và phát triển các chi tiết cụ thể của vấn đề được nêu ra
  • Ứng dụng những kiến thức đã được học để giải quyết các yêu cầu của case study. Đây là một kỹ năng rất cần thiết đối với các bạn sinh viên, học sinh. Các bạn sẽ phải tư duy, đặt vấn đề, nghiên cứu cụ thể và áp dụng lý thuyết vào việc giải quyết vấn đề. 
Nghiên cứu case study vô cùng quan trọng với các sinh viên

5. Quy trình phân tích một case study

Để việc thực hiện phương pháp nghiên cứu một case study được diễn ra “êm xuôi”, tốt đẹp, người học cần phân tích case study. Từ đó, học viên sẽ có cái nhìn cận cảnh hơn về tình huống và nắm được vấn đề cần giải quyết.

Quy trình phân tích một case study gồm 6 bước sau.

Bước 1: Đọc thật kỹ case study

Trước khi bắt đầu phân tích một case study nào đó, bạn cần nghiên cứu và đọc thật kỹ lưỡng những thông tin, chi tiết có trong case study. Bước đầu, bạn có thể đọc lướt qua để nắm được thông tin tổng quan về tình hình, con người và doanh nghiệp trong case study. Xác định loại case study thuộc loại nào trong 4 loại sau:

  • Pricing Strategy
  • Profit and lost
  • Entering a new market
  • M&A – Should or should not?

Sau khi đã xác định được loại case study, bạn nên đọc lại thật chậm một lần nữa và take note lại từ khóa, những thông tin quan trọng. Khi đã thấu hiểu được thông tin của case study, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được thông tin và xử lý được những yêu cầu của vấn đề. 

Bước 2: Xác định vấn đề chính trong case study 

Sau khi đã hiểu được nội dung của case study, bạn cần xác định yêu cầu và những vấn đề cần xử lý. Có thể là một hoặc nhiều vấn đề cần xử lý trong một case study. Vạch ra những yêu cầu quan trọng nhất cần ưu tiên xử lý, rồi đến những vấn đề còn lại. Hệ thống lại những yêu cầu của case study như vậy sẽ giúp bạn giải quyết được mọi vấn đề, mà không bỏ sót bất kỳ yêu cầu nào.

Nếu là một Management Trainee – quản lý, bạn cần xem xét mọi vấn đề cách toàn diện hơn, liên kết và tìm ra các function khác nhau để hiểu rõ vấn đề cách sâu xa, không đơn thuần là nhìn vấn đề cách phiến diện, một mặt.

Bước 3: Tìm ra những điểm hạn chế của case study

Mỗi một tình huống, vấn đề đều có những mặt hạn chế. Do vậy, người học cần tìm ra những điểm yếu đó để cải thiện. Một số điểm hạn chế thường gặp như: thiếu nhân sự, tài chính hạn hẹp, không đủ năng lực sản xuất bổ sung, đối thủ cạnh tranh mạnh, thiếu các mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng,… Thông qua những hạn chế này, người quản lý cần xem xét và đề xuất giải pháp phù hợp.

Bước 4: Đưa ra phương án  thay thế liên quan

Dựa trên những thông tin, đặc điểm, mặt hạn chế đã thu thập được, bạn nên liệt kê các giải pháp cho vấn đề của case study. Ở bước này, bạn có thể thỏa sức sáng tạo để đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt. Bên cạnh việc đề ra các phương pháp giải quyết vấn đề, nên liệt kê ưu và nhược điểm kèm theo để dễ dàng lựa chọn giải pháp tốt nhất.

Bước 5: Lựa chọn phương án tốt nhất

Bước tiếp theo trong quy trình phân tích case study là xác định phương pháp giải quyết vấn đề tốt nhất. Sau khi đã liệt kê hàng loạt phương án tại bước 4, bạn nên dành thời gian đánh giá từng giải pháp dựa trên những thông tin thực tế và ngữ cảnh của case study. Và phương án tốt nhất sẽ giúp bạn giải quyết được phần lớn các vấn đề và mang lại kết quả hữu hiệu nhất. 

Lưu ý không nên bỏ qua bước 4 – liệt kê tất cả các phương án giải quyết để đi thẳng đến bước thứ 5 này. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ lãng quên nhiều thông tin, phương án quan trọng và lý giải được tại sao mình lại từ chối đề xuất này. Do vậy, đừng quá vội vàng mà đi thẳng đến bước lựa chọn ra phương án tốt nhất. 

Bước 6: Lên kế hoạch

Để quá trình thực hiện case study đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên xây dựng kế hoạch. Tưởng chừng rằng việc lập kế hoạch là dư thừa. Nhưng không, làm việc theo kế hoạch đề ra sẽ giúp bạn đạt hiệu quả tốt nhất, không bỏ quên bất kỳ công đoạn nào, thể hiện bạn là người làm việc chuyên nghiệp, có logic và khoa học. 

Thực hành những bước trên của quá trình phân tích case study không những giúp bạn giải quyết vấn đề cách hiệu quả mà còn là cơ hội giúp bạn hình thành cũng như phát triển các kỹ năng mềm cần thiết. Hiện nay, nhà tuyển dụng luôn chú trọng vào việc lựa chọn những nhân sự có kỹ năng mềm và có cách làm việc chuyên nghiệp. Do vậy, việc thực hành phương pháp nghiên cứu một case study cũng chính là cách giúp bạn có cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai. 

6. Các bước hoàn thiện case study

Sau khi đã phân tích case study kỹ lưỡng, bạn nên thực hiện việc lập dàn ý trình bày case study trước khi hoàn thiện.

a. Trình bày case study dưới dạng bản nháp

Tùy thuộc vào dạng case study mà bạn có thể chia bài trình bày của mình làm nhiều phần khác nhau. Tuy nhiên, thông thường bài case study hoàn thiện sẽ gồm 5 phần sau: 

Introduction

  • Xác định được vấn đề chính cũng như các vấn đề phụ trong case study
  • Tìm kiếm và xây dựng luận điểm. Cô đọng và tóm tắt kết quả phân tích case study trong 1 – 2 câu

Background

  • Đặt bối cảnh: Bối cảnh của case study gồm các sự kiện, vấn đề nào quan trọng nhất, rồi đến các vấn đề quan trọng thứ, các thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề.
  • Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề bạn cần chứng minh kết quả ở phần này, để người đọc hiểu và hình dung được

Evaluation of the case

  • Vạch ra những phần khác nhau, điểm khác nhau của case study mà bạn đang nghiên cứu
  • Dành thời gian phân tích, đánh giá về những gì đang hoạt động và những gì không hoạt động liên quan đến case study
  • Tìm hiểu lý do tại sao những phần này của case study hoạt động chưa tốt và kết quả không như mong muốn

Proposed Solution/Changes

  • Đề xuất giải pháp cụ thể và mang tính thực tế hoặc những thay đổi cần thiết cho việc nghiên cứu case study
  • Đưa ra lý do thuyết phục tại sao chúng ta nên lựa chọn giải pháp này
  • Cung cấp các bằng chứng, ví dụ minh họa để bảo vệ giải pháp mà mình đã lựa chọn và đưa ra
  • Lắng nghe những ý kiến, đề xuất từ những thành viên trong nhóm hoặc bên ngoài
  • Kinh nghiệm của các nhân 

Recommendations

  • Phân tích và thảo luận về các chiến lược cụ thể đã được đưa ra để đi đến bước cuối cùng là chốt phương án giải quyết cuối cùng
  • Nếu có, nên đề xuất và đưa ra hành động nhằm giải quyết các vấn đề của case study
  • Đối tượng cần hành động? Và họ nên làm những gì?

b. Hoàn thiện bài case study assignment 

Sau khi đã hoàn thành bản nháp đầu tiên cho bài viết case study assignment, bạn nên dành thời gian rà soát lại bản nháp một lần nữa trước khi đặt bút viết bài hoàn chỉnh. Việc chỉnh sửa lại bản thảo đầu tiên sẽ giúp bạn nhìn ra được lỗ hổng còn thiếu và chỉnh sửa cách hoàn hảo hơn. 

Khi đã tự tin về bản nháp case study assignment của mình, bạn có thể viết bài dựa trên những thông tin đã được xây dựng ở bản nháp. 

Trước khi kết thúc bài trình bày case study assignment của mình, bạn nên dành ra 15 phút cuối giờ để đọc lại bài một lần nữa và check lại phần nội dung, cấu trúc, chính tả, logic,…

  • Luận điểm của mình đã đủ xác thực, rõ ràng, và bổ trợ cho luận đề chưa?
  • Những dẫn chứng, ví dụ minh họa mình đưa ra đã đủ sức thuyết phục độc giả chưa?
  • Có phân tích thiếu ý chính nào trong bài không?

Bài chia sẻ trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến phương pháp nghiên cứu một case study. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn mới mẻ hơn, thấu hiểu hơn về phương pháp nghiên cứu một case study. Khi đã đủ hiểu, bạn sẽ thực hành và yêu những bài case study assignment nhiều hơn. 

Nếu gặp khó khăn trong quá trình hoàn thiện bài nghiên cứu case study của mình, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh, đặc biệt từ Dr Nhanh. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ writers chuyên nghiệp, có chuyên môn cao, chúng tôi tự tin giúp bạn cải thiện được kỹ năng phân tích, viết bài case study assignment và đạt được điểm số GPA tuyệt đối.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0988 601 640 để được hỗ trợ và tư vấn  cách tốt nhất!

Chia sẻ bài viết

The content of this page is protected.