Bí kíp viết Reflection Writing chất lượng 

Reflection Writing là bài viết mang tính cá nhân, thể hiện quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó như trải nghiệm, một nơi hoặc đối tượng đặc biệt, một cái gì đó bạn từng đọc, xem, nếm, ngửi, nghe, hay một cái gì đó mà bạn tưởng tượng ra. Chính vì vậy, để có một Reflection Writing hay, hấp dẫn, người viết cần bỏ ra rất nhiều thời gian công sức để tìm tòi, nghiên cứu. Không phải bất cứ ai cũng có thể viết tốt Reflection Writing, chính bởi vậy, Dr Nhanh sẽ chia sẻ một số bí kíp giúp bạn thực hiện dạng bài này đúng chuẩn, hiệu quả!

1. Reflection Writing là gì?

Reflection Writing (Reflective Essay) là dạng bài Essay/Writing viết về sự kiện hoặc kinh nghiệm thực tế của bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn bày tỏ cảm xúc của bản thân, suy nghĩ, chứng kiến về sự việc, hiện tượng đó. Với dạng Reflection Writing, bạn sẽ có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng phản biện và thể hiện quan điểm của bản thân.

Reflection Writing là gì?

Với bài tiểu luận này, người viết phải thật cởi mở chính mình, vẽ lên một bức chân dung phác họa về cảm xúc và đặc điểm của chính mình thật sống động, hấp dẫn, dẫn lối cho người đọc vào câu chuyện và tạo cho họ cảm giác họ cũng đang trải nghiệm điều ấy.

2.Cách trình bày Reflection Writing

Tùy vào yêu cầu của bài Reflection Writing, cũng như là đối tượng viết mà cách trình bày bài tiểu luận cũng có sự thay đổi.

  • Reflection Writing cho khóa học thì cần có hình thức trang trọng, đúng chuẩn.
  • Viết cho tạp chí, báo, có lượng đọc giả rộng hơn thì sẽ có hình thức riêng biệt. 

Bạn có thể trình bày Reflection Writing theo 2 dạng MLA hoặc APA.

a. Trình bày theo MLA

  •  Times New Roman – Cỡ chữ: 12pt – Giãn dòng: Double
  • Cách các lề 1 inch
  • Tiêu đề bao gồm Tên đầy đủ của người viết, tên giảng viên, số khóa học, ngày… được căn giữa
  • Mỗi trang đều đánh số trên cùng bên phải, có họ Last name
  • Trang trích dẫn tài liệu tham khảo để ở cuối cùng. 

b. Trình bày theo APA 

  •  Times New Roman – Cỡ chữ: 12pt – Giãn dòng: Double
  • Cách các lề 1 inch
  • Mỗi trang cần có tiêu đề ở phía trên, được đánh số trang tại góc bên phải. 
  • Ở bên trên mỗi trang cần có tiêu đề

3. Cấu trúc của bài Reflection Writing 

Reflection Sample for students – Cấu trúc Reflection Writing chuẩn sẽ bao gồm phần mở đầu, phần thân bài và phần kết bài. Trong đó:

a. Phần mở đầu

Người viết chia sẻ giá tiếp hoặc trực tiếp về chủ đề và khía cạnh sẽ nhắc đến trong bài Reflection Writing. Thông thường sinh viên sẽ lựa chọn phương pháp gián tiếp, cách viết này sẽ có tính gợi mở, hấp dẫn, thôi thúc người đọc muốn tìm hiểu và đọc sâu hơn vào bài tiểu luận. 

Hiểu rõ cấu trúc bài sẽ giúp bạn triển khai các ý tưởng, nội dung dễ dàng hơn

b. Thân bài 

Là một trong những phần quan trọng giúp cho cấu trúc Reflection Writing được củng cố vững chắc. Phần thân bài sẽ về thay đổi, học hỏi của người viết sau trải nghiệm quá khứ đến nay như thế nào. Đồng thời nó sẽ liệt kê 1 số sự kiện, giải thích về yếu tố tác động khiến người viết thay đổi. 

Đối với người viết Reflection Writing giỏi, chuyên nghiệp, khi chia sẻ về sự thay đổi của bản thân họ còn đưa kèm những ví dụ nhằm hỗ trợ cho bài viết trở nên thuyết phục và chặt chẽ hơn. 

c. Phần kết bài

Kết bài trong cấu trúc  Reflection Writing là phần mà người viết sẽ tổng hợp, tóm tắt lại những thay đổi và kết quả của sự thay đổi, ảnh hưởng đó tác động vào bản thân mình. Đây có thể là sự thay đổi của hiện tại, tương lai, cũng có thể là sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Thông thường tại phần kết bài, người viết sẽ so sánh bản thân mình trong quá khư và hiện tại, sau đó sẽ nhấn mạnh nó để viết về sự thay đổi khác biệt trong tương lai tiếp tới.

4. Một số bước thực hiện viết Reflection Writing

Viết  Reflection Writing hay không phải là chuyện đơn giản, chính vì vậy bước chuẩn bị là vô cùng quan trọng, giúp bạn hệ thống bài viết tốt hơn, dễ dàng trong triển khai ý viết, nhanh chóng, đầy đủ,…

Bước 1. Hãy thu thập những dữ liệu, kinh nghiệm mà bạn đã nghe, đọc, xem và làm

Bước 2: Tiếp cận các nguồn dữ liệu rroongj mở trên sách vở, internet 

Bước 3: Tóm tắt các luận điểm chính như kinh nghiệm, suy tưởng…

Bước 3: Đặt ra các câu hỏi để phản biện luận điểm chính, tìm kiếm logic, các điểm nghi ngờ. Tối thấy thế nào (yếu tố cảm xúc) về dữ liệu/ kinh nghiệm đang muốn nói đến 

Bước 4: Lập giàn ý cho bài viết 

Bước 5: Viết bài và trau chuốt văn phong 

Bước 6: Chia sẻ, thảo luận … 

5. Bí kíp viết  Reflection Writing chất lượng 

a. Nắm bắt ý tưởng viết bài 

Muốn viết  Reflection Writing tốt, trước tiên bạn phải nắm bắt được ý tưởng, kinh nghiệm mà bạn muốn chia sẻ là gì. Vì vậy bạn cần viết ngắn gọn, súc tích, đầy đủ về dữ liệu, kinh nghiệm đó. Mô tả sơ qua về nguồn gốc, lập trường, bối cảnh của điều bạn muốn viết sau đó mới bày tỏ quan điểm về nó. 

Lên ý tưởng là một bước quan trọng đầu tiên mà bạn cần lưu ý

b. Đi vào trực diện vấn đề 

Nếu bạn không muốn bài viết trở nên miên man, dài dòng, thừa thài nhiều câu từ và quá hoa mỹ nhưng lại không đem lại giá trị học thuật nào cho người đọc, thì tốt nhất là bạn nên viết thẳng, trực diện vào vấn đề mà bạn muốn bày tỏ quan điểm trong  Reflection Writing. 

c. Viết cụ thể, chi tiết 

Nếu bạn viết  Reflection Writing một cách chung chung, thiếu cơ sở, bài viết của bạn sẽ trở nên nhạt nhòa, nhàm chán. Hãy thu hút người đọc bằng việc đào sâu hơn nữa vào dữ liệu mà bạn muốn cung cấp. Càng chi tiết câu chuyện của bạn thì bức tranh chân dung bạn muốn phác họa càng sắc nét, rõ ràng. 

d. Sử dụng các câu khẳng định và câu hỏi trong bài

Hãy vận dụng thuần thục các câu hỏi và câu khẳng định trong  Reflection Writing. Khi thảo luận với chính mình, bộc lộ vấn đề nào đó bạn hãy sử dụng câu khẳng định. Nhưng muốn gợi mở ra câu chuyện hay quan điểm nào đó hãy sử dụng câu hỏi. 

Bạn có thể vận dụng một số câu hỏi thông thường dưới đây để áp dụng khi viết  Reflection Writing như: 

  • Cái gì?
  • Chuyện gì đã xảy ra?
  • Tôi đã quan sát được những gì? 
  • Tôi đã làm\học\đọc gì?
  • Vậy thì sao? 
  • Tô học được kỹ năng mới gì không?
  • Tôi đã nghe, ngửi thấy, cảm thấy điều gì khiến tôi ngạc nhiên không?
  • So với mong đợi, tôi đã đạt được những gì?
  • Tôi bị ảnh hưởng như thế nào từ tình huống\kinh nghiệm đó?
  • Giờ thì sao?
  • Nguồn gốc của vấn đề là gì?
  • Trước đây đã có ai đề cập, lý giải vấn đề này không?
  • Lý thuyết ứng dụng trong vấn đề này là gì? Bằng cách nào?
  • Có điều gì đi ngược lại niềm tin\hiểu biết của tôi không?
  • Đối với kinh nghiệm trước đó, tôi cần làm gì tiếp theo?
  • Nếu được làm lại, tôi sẽ làm như thế nào?

KẾT LUẬN

Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây của Dr Nhanh sẽ giúp cho những bạn nào chưa thông thạo cách viết  Reflection Writing hoặc chưa thật sự hào hứng với chủ đề được giao sẽ giải quyết được những vướng mắc và áp lực khi thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn không thể thực hiện bài tiểu luận tiếng anh với nhiều lý do cá nhân, áp lực điểm số, thời hạn, bí ý tưởng viết, bạn có thể liên hệ với chúng tôi – Dr Nhanh để được hỗ trợ tận tình, nhanh chóng nhất.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp học thuật như Essay, Assignment hay thậm chí là Dissertation, Thesis, sở hữu đội ngũ writer chuyên gia, chuyên nghiệp, chúng tôi tin rằng, bạn sẽ vượt qua những thách thức hiện tại để giành được điểm số cao trong bài tiểu luận Reflection Writing

Chia sẻ bài viết

The content of this page is protected.