Table of Contents
Khi nhắc đến ngành học Business Management, chắc hẳn một bộ phận lớn các bạn sinh viên, du học sinh sẽ cảm thấy “rùng mình” với môn Microeconomics (kinh tế vi mô) và Macroeconomics (kinh tế vĩ mô). Đây được coi là những môn học tiền đề giúp người học có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế nói chung và toàn ngành nói riêng. Cùng Dr Nhanh theo dõi bài viết dưới đây để khám phá thêm những điều thú vị về môn Microeconomics và Macroeconomics.
1. Môn Microeconomics và Macroeconomics
Trước tiên chúng ta hãy cùng phân biệt giữa môn Microeconomics và Marcroeconomics
a. Môn Microeconomics
Microeconomics được dịch là kinh tế vi mô là môn khoa học nghiên cứu thực hiện nghĩa vụ phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế trong nền kinh tế.
Kinh tế vi mô là bộ môn kinh tế, một bộ môn khoa học cơ bản với nhiệm vụ cung cấp những kiến thức lý luận cũng như phương pháp kinh tế cho các môn quản lý doanh nghiệp trong khối ngành của nền kinh tế quốc dân.
Về bản chất: môn học kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của từng cá nhân, khách hàng, người sản xuất, nhà đầu tư, doanh nghiệp,…. và mối tương quan của họ trên thị trường. Bên cạnh đó, môn Microeconomics là căn cứ để các cá nhân, các đơn vị đưa ra những quyết định về kinh tế của họ.
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô là các vấn đề kinh tế cơ bản của từng đơn vị kinh tế, những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ, tính quy luật cũng như xu hướng vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô.
Về mặt nội dung: kinh tế vi mô sẽ bám sát vào những vấn đề kinh tế cơ bản liên quan đến thị trường, sản xuất, lợi nhuận, quyết định cung cấp thị trường, chi phí, những mặt hạn chế của kinh tế thị trường.

b. Phương pháp nghiên cứu Microeconomics
Để có nền tảng nghiên cứu các vấn đề nêu trên, Microeconomics cần làm sáng tỏ những nội dung sau:
- Lý thuyết liên quan đến doanh nghiệp
- Microeconomics và những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp
- Cung cầu hàng hóa trên thị trường
- Cạnh tranh và độc quyền
- Thị trường và những yếu tố liên quan đến sản xuất
- Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
- Những mặt hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của Chính phủ
- Thị trường và các yếu tố liên quan đến sản xuất
Sau khi nắm bắt được đối tượng và nội dung nghiên cứu, bạn có thể tham khảo và áp dụng phương pháp nghiên cứu Microeconomics dưới đây:
- Gắn việc nghiên cứu lý luận cùng với thực hành trong quá trình học tập nhằm củng cố và nâng cao nhận thức về lý luận, phương pháp luận. Từ đó, người học sẽ đưa ra những phương án giải quyết vấn đề phù hợp và tốt nhất trong hoạt động kinh tế vi mô.
- Các phương pháp nghiên cứu khoa học chung của khoa học kinh tế nhằm nắm vững về phương pháp luận, vấn đề lí luận phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động Microeconomics. Đây được coi là phương pháp xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu Microeconomics.
- Gắn chặt nghiên cứu lý luận với thực tiễn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp riêng đối với bộ hai bộ môn này, cụ thể là:
- Vận dụng phương pháp cân bằng nội bộ, xem xét từng đơn vị vi mô, các yếu tố thay đổi hoặc tác động trong điều kiện yếu tố khác không có sự thay đổi.
- Sử dụng mô hình hóa như phương trình vi phân, công cụ toán học nhằm lượng hóa các quan hệ kinh tế
- Đơn giản hóa việc nghiên cứu các mối quan hệ phức tạp
c. Môn Macroeconomics
Macroeconomics được dịch ra là kinh tế vĩ mô, là môn khoa học đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.
Theo định nghĩa trên, môn Macroeconomics sẽ nghiên cứu “bức tranh tổng thể” về các sản phẩm quốc dân, các vấn đề như lạm phát, thất nghiệp, công ăn việc làm, tiết kiệm, đầu tư,…
Bên cạnh đó, Macroeconomics còn nghiên cứu mối liên hệ giữa các khía cạnh của nền kinh tế quốc dân. Điển hình như việc nghiên cứu môi tương quan giữa tỷ lệ thất nghiệp và sự đầu tư vốn, tổng sản phẩm xã hội, lạm phát, thu nhập quốc dân,…
2. Sự khác nhau giữa môn Microeconomics và Macroeconomics
Microeconomics và Macroeconomics là hai môn học có quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau. Đây được coi là những mối quan tâm hàng đầu của những nhà kinh doanh, những người theo học ngành Business Management. Tuy nhiên, hai môn học này sẽ có những đặc điểm nổi bật và khác biệt.
- Microeconomics (kinh tế vi mô) tập trung nghiên cứu các hành vi của từng doanh nghiệp, từng cá thể. Trong khi đó, Macroeconomics đi sâu vào việc nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
- Kinh tế vi mô hướng đến mục tiêu kinh tế của từng doanh nghiệp, từng cá nhân. Và kinh tế vĩ mô đề cao mục tiêu kinh tế của một quốc gia.
- Microeconomics thực hiện việc lý giải cách thức đưa ra quyết định về kinh tế của doanh nghiệp cũng như cá nhân. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô thực hiện nhiệm vụ cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
3. Mối quan hệ giữa Microeconomics và Macroeconomics
Mặc dù có những đặc điểm khác biệt, nhưng Microeconomics và Macroeconomics đều hướng đến những nội dung quan trọng của nền kinh tế học, có nhiệm vụ bổ sung cho nhau, gắn kết nhau tạo thành một hệ thống kiến thức về nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng Macroeconomics phụ thuộc rất nhiều vào hành vi của Microeconomics. Chính vì vậy, nền kinh tế muốn phát triển mạnh cần phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế. Ngược lại, nếu nền kinh tế vi mô bị ảnh hưởng sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến kinh tế vĩ mô.

4. Cách thi và giải đề môn Microeconomics và Macroeconomics
Bộ môn Microeconomics và Macroeconomics đã được áp dụng tại rất nhiều trường đại học ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên toàn thế giới, đặc biệt với ngành học Business Management (quản trị kinh doanh). Tùy thuộc vào từng trường đại học, từng đơn vị đào tạo mà cấu trúc, cách thi, mức độ khó của môn Microeconomics và Macroeconomics sẽ khác nhau.
a. Cách thi môn Microeconomics và Macroeconomics
Ngoài hình thức thi trên giấy theo lối truyền thống, hiện nay nhiều trường học và đơn vị đào tạo đã áp dụng hình thức online assignment, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid – 19 này. Với những người theo học ngành Business Management ắt hẳn không còn xa lạ với việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình học và thực tiễn. Do vậy, việc vận dụng hình thức online exam sẽ không phải là rào cản với các bạn sinh viên, du học sinh. Bên cạnh đó, online exam còn là cơ hội giúp giảng viên tạo ra nhiều bài thi, bài kiểm tra và giúp học sinh, sinh viên của mình hoàn thiện hơn.
Dù vậy khi phải đối mặt với quá nhiều bài thi online exam, nhiều sinh viên, du học sinh sẽ có khả năng rơi vào tình trạng stress, đặc biệt với hai môn học khó như Microeconomics và Macroeconomics.
b. 6 tips giải đề pass môn Microeconomics và Macroeconomics
Để giúp các bạn sinh viên, du học sinh vượt qua được nỗi lo về các bài thi môn Microeconomics và Macroeconomics, Dr Nhanh sẽ bật mí với bạn một số bí quyết giải đề sau:
- Nên trả lời các câu hỏi theo một thứ tự bất kỳ, tránh làm mất thời gian với những câu hỏi khó
- Các bài thi môn Microeconomics và Macroeconomics đều có nhiều thuật ngữ kinh tế. Do vậy, bạn nên sử dụng thuật ngữ chính xác.
- Đối với các phần thi viết, khi làm bài bạn không cần lặp lại câu hỏi một lần nữa thay vào đó hãy đi thẳng vào vấn đề và tiết kiệm thời gian nhằm hoàn thiện phần thi của mình cách tốt nhất
- Dù trong đề bài không yêu cầu nhưng bạn có thể vẽ biểu đồ giúp câu trả lời của bạn rõ ràng, khoa học, mạch lạc và đầy đủ dẫn chứng hơn
- Đừng bỏ qua những động từ nhiệm vụ quan trọng trong đề bài. Điển hình như, trong câu hỏi có từ “lý giải”, thì bạn nên cân nhắc và suy xét việc đề bài muốn mình lý giải, giải thích vấn đề gì. Từ đó đưa ra định hướng đúng đắn cho phần trả lời của mình.
- Đối với những bài thi online exam, online assignment khó, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ của đội ngũ Writers giàu kinh nghiệm từ Dr Nhanh.
5. Ứng dụng của Microeconomics và Macroeconomics trong ngành Business Management
Khi nhắc đến môn Microeconomics và Macroeconomics, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến ngành Business Management (quản trị kinh doanh). Đây là ngành học tổng hợp với nhiều bộ môn cơ bản về lĩnh vực kinh doanh và quản trị. Để quản trị doanh nghiệp và kinh doanh tốt, cần phải tìm hiểu, phân tích về thị trường nhằm đưa ra những chính sách đúng đắn. đường lối sáng suốt.
Do vậy, để có công cụ và nền tảng nghiên cứu về thị trường cũng như tình hình kinh tế, các nhà kinh doanh cần hiểu rõ về Microeconomics và Macroeconomics. Bởi lẽ khi học tốt bộ môn kinh tế vi mô, bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về thị trường, cách vận hành, các hoạt động kinh doanh, cách cải tiến năng suất của doanh nghiệp. Với bộ môn kinh tế vĩ mô, người học sẽ nắm được tình hình kinh tế thị trường, ước tính được tác động của nền kinh tế với doanh nghiệp. Từ những cơ sở về Microeconomics và Macroeconomics này bạn sẽ đưa ra những chính sách, những phương án kinh doanh phù hợp nhất, nhằm giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn.
KẾT LUẬN
Hiện nay, kinh tế được coi là vấn đề mũi nhọn và ưu tiên hàng đầu. Do vậy, để có thể quản trị cũng như điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách êm đẹp và thuận tiện, chúng ta cần có cơ sở là môn Microeconomics và Macroeconomics. Với những thông tin chia sẻ trên đây, Dr Nhanh mong rằng bạn sẽ có cái nhìn đúng và sâu hơn về hai môn học này. Từ đó, tìm ra cho mình phương pháp học tập đúng đắn nếu như bạn có niềm đam mê và yêu thích ngành học Business Management (quản trị kinh doanh) cũng như môn Microeconomics và Macroeconomics.
Bạn cần sự giúp đỡ hoặc tư vấn cách giải đề thi môn Microeconomics và Macroeconomics, có thể liên hệ với Dr Nhanh qua số hotline 0988.601.640, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn cách tốt nhất!