Bí quyết vượt qua môn Political Science

Trong bức tranh tổng thể các ngành học tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên toàn thế giới, chính trị học là một trong những ngành học  triển vọng, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên và các bậc phụ huynh. Tuy nhiên ngành học này cũng được coi là nỗi ám ảnh của các bạn sinh viên, bởi độ khó của nó. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây, Dr Nhanh sẽ cùng các bạn giải mã và tháo gỡ những khó khăn của môn Political Science.

1. Định nghĩa môn Political Science

Political Science được dịch ra là chính trị học/khoa học chính trị. Đây là bộ môn khoa học nghiên cứu về đời sống chính trị của xã hội trên phương diện tổng thể nhất. Chính trị học có nhiệm vụ làm sáng tỏ những quy luật đồng thời nghiên cứu các cơ chế tác động, các phương thức, thủ thuật chính trị nhằm hiện thực hóa pháp luật mà xã hội đã được tổ chức thành.

Hiểu theo cách khác, môn Political Science tập trung nghiên cứu về lý thuyết và hoạt động chính trị thực tiễn, mô tả cũng như phân tích các hệ thống chính trị và cách ứng xử các tình huống chính trị. 

Dưới góc nhìn của Lê nin, tổ chức cơ quan nhà nước là yếu tố quan trọng nhất trong chính trị. Theo đó chính trị là:

  • Sự tham gia của nhân dân vào các công việc của nhà nước, các định hướng của nhà nước nhằm xác định nhiệm vụ, hình thức và hoạt động của nhà nước.
  • Tất cả các vấn đề của xã hội đều mang tính chính trị, bởi lẽ giải quyết các vấn đề này đều gắn liền với lợi ích của giai cấp, với vấn đề quyền lực cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Theo quan điểm này, chúng ta sẽ tiếp cận chính trị với tư cách:

  • Là một loạt quan hệ xã hội đặc thù
  • Là một hình thức hoạt động xã hội đặc biệt

Tùy thuộc vào trường học, ngành học mà khái niệm Political Science có thể được thu hẹp hoặc mở rộng thêm dựa trên nguồn gốc và khái niệm chung của nó. Với phạm vi thu hẹp, người học cần đi sâu phân tích lịch sử, tình hình chính trị của chính quốc gia mà mình đang theo học. Một ví dụ điển hình như, sinh viên Việt Nam sẽ làm quen với thế giới quan, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản khi theo học môn chính trị học. Với phạm vi mở rộng, chính trị học sẽ tập trung vào nhiều vấn đề khác nhau như: triết học chính trị, phân tích chính trị, lý thuyết chính trị, chính sách đối ngoại, giáo dục công dân, hệ thống chính trị ở các quốc gia,…

Định nghĩa môn Political Science

2. Nguồn gốc của môn Chính trị học

Trước khi đi sâu tìm hiểu môn chính trị học, cùng khám phá về lịch sử, nguồn gốc của môn học này nhé.

Môn chính trị học được hình thành từ nửa sau thế kỷ 19, được biết là một bộ môn quan trong trong nhóm ngành khoa học xã hội. Tại thời điểm đó, môn Political Science được tách dần khỏi triết học chính trị – lĩnh vực được Plato và Aristotle nhắc đến trong các tác phẩm của họ cách đây khoảng 2500 năm trước. 

Từ đó, Political Science dần trở thành bộ môn bắt buộc của các ngành thuộc nhóm ngành khoa học xã hội khác. Tư tưởng chính trị, các kiến thức học từ Political Science có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ tới khả năng phán đoán, cách làm việc của những người lao động (theo kết quả nghiên cứu từ thực tiễn). Do vậy, những người học tốt bộ môn chính trị học rất thành công trong các lĩnh vực khác từ quản trị kinh doanh đến ngoại giao.

Tại Việt Nam, môn Political Science đã được ứng dụng vào giảng dạy tại các trường đại học với các ngành về khoa học xã hội.

3. Đối tượng nghiên cứu của môn Political Science

Với bộ môn chính trị học, người học sẽ được đi sâu nghiên cứu các đối tượng cụ thể như:

  • Tính quy luật cùng những quy luật chung nhất trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội
  • Cơ chế tác động, thủ thuật vận dụng những quy luật đó của đời sống chính trị
  • Những hình thức hoạt động xã hội có liên quan đến vấn đề nhà nước, như:
  • Hoạt động tìm kiếm, thực hành các phương tiện, phương pháp cũng như thủ thuật và những hình thức tổ chức có hiệu quả
  • Hoạt động xác định mục tiêu chính trị triển vọng, mục tiêu trước mắt dưới dạng hiện thực hoặc khả năng. Xác định những phương án đạt được mục tiêu đó có tương quan với lực lượng xã hội, khả năng xã hội ở giai đoạn phát triển tương ứng với nó.
  • Tổ chức, sắp xếp, lựa chọn những cán bộ phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Ngoài những đối tượng trên, môn Political Science còn nghiên cứu các quan hệ giữa các chủ thể chính trị với nhau:

  • Quan hệ giữa các giai cấp: là quan hệ giữa các lợi ích chính trị và các giai cấp theo đuổi nhằm hình thành nên lý luận về liên minh giai cấp, đấu tranh cũng như hợp tác giữa các giai cấp vì yêu cầu chính trị. 
  • Quan hệ giữa các quốc gia nhằm mục tiêu hình thành học thuyết về chính trị quốc tế trong thời đại quốc tế hóa
  • Quan hệ giữa các dân tộc: với mục đích hình thành lý luận chính trị về vấn đề dân tộc trong sự vận dụng vào điều kiện của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
  • Quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống tổ chức quyền lực: đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội với mục tiêu hình thành nên lý luận về đảng chính trị, nhà nước pháp quyền cũng như chế thế thực thi quyền lực chính trị, hệ thống chính trị.
Đối tượng nghiên cứu của môn Political Science

4. Chức năng và nhiệm vụ của môn Political Science

Mỗi một môn học đều có nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Và môn Political Science cũng vậy. Cùng Dr Nhanh tìm hiểu nhé!

a. Chức năng của môn chính trị học

Là một bộ môn khoa học, môn Political Science có những chức năng tổng quát có thể kể đến như:

  • Hình thành nên hệ thống tri thức có tính lý luận cũng như căn cứ khoa học và thực tiễn: lý luận về tổ chức chính trị, tính quy luật của đời sống chính trị, cơ chế vận dụng những quy luật, nghệ thuật tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, lý luận về công nghệ chính trị, phục vụ sự nghiệp xây dựng chế độ chính trị tiến bộ.
  • Phát hiện, dự báo tính quy luật, những quy luật cơ bản nhất liên quan đến đời sống chính trị trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

b. Nhiệm vụ của môn chính trị học

Từ những chức năng nêu trên, môn Political Science đặt ra những nhiệm vụ cơ bản như sau:

  • Chuẩn bị cho những nhà lãnh đạo chính trị nền tảng là tri thức, kinh nghiệm cần thiết cho hoạt động của họ, phù hợp với quy luật khách quan và tránh khỏi việc mắc sai lầm như: chủ quan, duy ý chí, giáo điều,…
  • Phân tích các thể chế chính trị cũng như mối quan hệ, nhằm tạo ra tác động qua lại giữa chúng và xây dựng nên học thuyết, lý luận chính trị cũng như tạo ra sự phát triển trong nền dân chủ.
  • Góp phần hình thành nên cơ sở khoa học cho các chương trình chính trị, hoạch định chiến lược cũng như mục tiêu đối ngoại, đối nội và các phương pháp, thủ thuật chính trị 

5. Những ai nên học môn chính trị học?

Bộ môn Political Science sẽ phù hợp với những người có mong muốn làm chính trị gia, hoặc làm việc trong các tổ chức, cơ quan của chính phủ. 

Bên cạnh đó, những người có nhu cầu cải tiến kỹ năng đọc, nghiên cứu, phân tích, trình bày cách khoa học cũng có thể tham gia bộ môn này. Bởi lẽ, bộ môn chính trị học này có thể giúp bạn trở nên ưu tú hơn và trở thành ứng cử viên sáng giá trong nhiều lĩnh vực như: tài chính, dịch vụ đối ngoại, kinh doanh, công tác xã hội, giáo dục, luật,…

Theo một kết quả nghiên cứu từ website của Viện Đại học Boston (Boston University – BU) , đây là địa điểm thu hút nhiều sinh viên Mỹ cũng như du học sinh quốc tế theo học môn Political Science nhất. 

Vì vậy, có thấy khẳng định rằng đối tượng học bộ môn chính trị học ngày càng được mở rộng hơn.

6. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp môn Political Science

Nhiều bạn sinh viên, du học sinh khi đứng trước sự lựa chọn ngành chính trị học sẽ tự đặt ra câu hỏi, sau khi học môn Political Science mình sẽ làm gì? 

Chính trị học là một bộ môn khoa học khó nhưng mang lại nhiều triển vọng trong tương lai, đặc biệt các công việc ứng dụng bộ môn này có thể kể đến như:

  • Nghiên cứu viên tại các cơ quan hoạt động chính trị, lý luận
  • Nghiên cứu viên và giảng dạy các bộ môn liên quan đến chính trị học, tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo, trung tâm dạy nghề,…
  • Làm công tác tham mưu, tư vấn nhằm đưa ra những biện pháp chính trị cho các cơ quan các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị  xã hội,…
  • Làm biên tập viên, phóng viên trong các tòa báo bình luận thời sự, chính trị, các đài truyền hình.

7. Bí quyết chinh phục môn Political Science

Vượt qua những giờ học căng thẳng trên lớp, những bài thi khó của môn chính trị học sẽ giúp bạn tiếp nhận được nguồn kiến thức, kinh nghiệm khổng lồ và mở ra cho mình nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Tuy nhiên, chính trị học được coi bộ môn đáng lo nhất của sinh viên, du học sinh. 

Đặc điểm của môn Political Science là khối lượng kiến thức khổng lồ, nội dung trừu tượng khó hiểu, khó nhớ. Bên cạnh đó, quan điểm tư tưởng chính trị không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với quan điểm cá nhân, đặc biệt là bộ môn chính trị học ở nước ngoài. Do vậy, bạn cần có cái hiểu cách sâu sắc về một thế chế chính trị, cách vận hành cách xử lý các tình huống chính trị. 

Không ngừng đọc hiểu, ghi chép, và tìm những lời giải thích có căn nguyên cho các khái niệm, các vấn đề mà bạn đang gặp phải. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của giảng viên hoặc các anh chị đi trước đã từng trải qua bộ môn này. 

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ và nhờ tới sự hỗ trợ từ dịch vụ của Dr Nhanh. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ Writers giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao sẽ giúp bạn hiểu rõ các vấn đề xoay quanh chính trị học cũng như các bài thi “khó nhằn”.

8. Lưu ý trong quá trình học và thi môn Political Science

Nắm được nền tảng lý thuyết thôi thì chưa đủ để bạn có thể dễ dàng chinh phục bộ môn Political Science. Bởi lẽ không chỉ những bài thi mà trong quá trình học bạn sẽ gặp nhiều vướng mắc và khó khăn. Do vậy, đừng bỏ qua những lưu ý sau:

  • Nên nghiên cứu, tham khảo giáo trình thật kỹ trước khi đến lớp
  • Tham dự tất cả các buổi học, các buổi hội thảo hoặc sự kiện mà giảng viên cung cấp và chia sẻ
  • Nên liên hệ kiến thức đã học với thực tế để hiểu rõ vấn đề và nhớ lâu hơn
  • Tập trung nghe giảng, ghi chép đầy đủ và chủ động hỏi lại giảng viên những vấn đề còn chưa hiểu
  • Trong các bài thi (bao gồm bài online assignment) nên trình bày vấn đề theo cách hiểu của bản thân, chủ động rèn luyện kỹ năng viết luận
  • Nên trình bày phần thi của mình đủ ý, đúng ý, ngắn gọn, mạch lạc, chuẩn xác và xúc tích. Bởi lẽ các bài thi môn chính trị học khá dài. Với kỹ năng trình bài tốt, khả năng lập luận chặt chẽ bạn sẽ dễ dàng ghi được điểm cao trong bài thi môn này.
  • Cần phân tích kỹ đề bài trước khi đưa ra đáp án cuối cùng, bất kể là bài thi trên giấy, bài online assignment hoặc trả lời vấn đáp.
Lưu ý trong quá trình học và thi môn Political Science

KẾT LUẬN 

Bài chia sẻ trên đây của Dr Nhanh là câu trả lời đủ đầy nhất lý giải về việc vì sao môn Political Science lại được nhiều bạn sinh viên, du học sinh quan tâm và ưa chuộng đến như vậy. Đây được coi là nền tảng giúp các bạn học biết được về nguồn gốc của mọi vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội cũng như những tình huống phức tạp trong đời sống thường ngày. 

Mong rằng qua bài viết này, các bạn trẻ sẽ có cái nhìn đúng hơn, sâu hơn về môn chính trị học và đưa ra những quyết định đúng đắn cho tương lai của mình. Bạn là người có hoài bão và ước mơ theo đuổi các vấn đề chính trị – xã hội thì đừng ngần ngại theo đuổi nó. Chính trị học có cái khó của nó, nhưng nếu đủ đam mê, nắm được những bí quyết mà Dr Nhanh chia sẻ trên đây ắt hẳn bạn sẽ yêu thích và dễ dàng chinh phục được nó. 

Nếu bạn cần sự hỗ trợ trong quá trình học và thi môn chính trị học có thể liên hệ với Dr Nhanh, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ bạn. 

Chia sẻ bài viết

The content of this page is protected.