Cách viết Research paper hay ấn tượng

Khái niệm bài nghiên cứu đã trở nên quá quen thuộc với các bạn học sinh, du học sinh. Tuy nhiên trong quá trình hoàn thiện Research paper không nhất thiết bạn phải rập khuôn theo một form nhất định nhưng có thể thỏa sức sáng tạo để “họa” được một bài luận ấn tượng và hấp dẫn. Theo dõi bài chia sẻ dưới đây để cùng Dr nhanh khám phá bí quyết viết bài nghiên cứu “vạn người mê” nhé!

1. Research paper là gì?

Research paper là bài nghiên cứu thường đi theo các bạn sinh viên, du học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, với những người có niềm đam mê với nghiên cứu hoặc đang theo học các chương trình đào tạo sau đại học cũng sẽ có cơ hội tiếp xúc với Research paper. 

Trong quá trình học, bên cạnh những bài online assignment, online exam thì các bài nghiên cứu sẽ thể hiện rõ nét nhất quá trình nghiên cứu, tìm tòi và phân tích về một lĩnh vực, một vấn đề nào đó mà bạn đang theo đuổi. 

Có thể khẳng định rằng, Research paper là cầu nối giúp các bạn sinh viên, du học sinh chủ động tìm tòi và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới hơn, rèn luyện tư duy logic, khả năng sáng tạo, làm việc độc lập. Ngoài ra, nghiên cứu cũng là cách để bạn áp dụng những phương pháp khoa học vào việc giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong cuộc sống thường ngày. 

Research paper là gì?

2. Đặc điểm của Research paper

Để hiểu rõ hơn về bài nghiên cứu, cùng khám phá một vài đặc điểm nổi bật dưới đây.

a. Tính kế thừa và phát triển

Tất cả bài nghiên cứu đều phải nêu lên những thông tin mang tính chính thống, uy tín đặc biệt từ những dữ liệu có liên quan đến lịch sử hoặc ghi nhận các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó. 

Do vậy mà bài nghiên cứu mang đậm tính kế thừa và phát triển, khác hẳn so với các bài báo mạng, tạp chí, website với những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng. Bởi lẽ hiện nay có không ít nguồn tham khảo thông tin đại chúng cập nhật những thông tin không chính xác, đã cũ hoặc chưa được thống nhất khiến người đọc cảm thấy hoang mang. 

Bên cạnh đó, khi tham khảo các nguồn tài liệu trước khi làm nghiên cứu sẽ giúp bạn tiếp thu được những nguồn kiến thức mới. Từ đó, vạch ra kế hoạch về cách trình bày, những nội dung chính sẽ xuất hiện trong bài nghiên cứu của mình. 

b. Tính chuyên sâu và khoa học

Bên cạnh tính kế thừa, phát triển thì Research paper còn thể hiện được tính chuyên sâu và khoa học. Nếu một bài nghiên cứu không có yếu tố chuyên sâu và dựa trên cơ sở khoa học sẽ không thể nào thuyết phục được người đọc

Nếu các sách báo, tạp chí lựa chọn cách thể hiện thông tin tới độc giả bằng một cách tổng quan, sơ lược thì bài nghiên cứu cần thể hiện nó rõ nét hơn, chi tiết hơn. 

Thông thường, cấu trúc đầy đủ của một bài Research paper gồm có các phần như: mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, những nghiên cứu đã được công bố trước đó mà bạn sử dụng trong bài. 

Nhìn chung, một bài Research paper sẽ có tính chuyên môn và khoa học rất cao, bởi lẽ bài viết sẽ đi sâu cũng như giải thích cách chi tiết từng câu hỏi, từng vấn đề mà nghiên cứu đặt ra. 

3. Phần quan trọng nhất của một bài Research paper

Thông thường, một bài nghiên cứu gồm có 6 phần cơ bản như sau:

  • Tóm tắt (Abstract)
  • Giới thiệu/đặt vấn đề (Introduction)
  • Phương pháp nghiên cứu (Material and Methods)
  • Kết quả (Results)
  • Thảo luận (Discussion)
  • Kết luận (Conclusions)

Để hoàn thành bài Research paper, bạn cần xác định đâu là phần quan trọng nhất trong bài nghiên cứu của mình. 

Việc làm bài nghiên cứu đối với một số du học sinh được coi là một bài tập diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên điều này lại trở thành nỗi sợ đối với không ít sinh viên Việt Nam. Bởi lẽ các bạn chưa biết cách đọc Research paper và xác định phần nội dung trong bài. Điều này đã vô tình ảnh hưởng đến quá trình sơ lược và vận dụng nguồn thông tin tham khảo này. 

Tùy thuộc vào mục đích của bài nghiên cứu mà nội dung quan trọng của mỗi bài sẽ khác nhau. Mặc dù chỉ có 6 phần chính như đã nêu trên, nhưng bài nghiên cứu thường kéo dài từ 30 đến 50 trang. 

Cùng xem qua một vài trường hợp với nội dung quan trọng khác nhau:

  • Bạn làm nghiên cứu với mong muốn tiếp thu nguồn kiến thức mới và  không có mục tiêu cụ thể có thể tham khảo phần Conclusion và Result
  • Bạn thực hiện nghiên cứu với cùng chủ đề, lĩnh vực và muốn đọc hiểu nhanh thì đừng nên bỏ qua phần Literature Review.
  • Khi đề cập đến phương pháp nghiên cứu khoa học bạn đang sử dụng hoặc với mục đích so sánh dữ liệu giữa các bài nghiên cứu cùng lĩnh vực hãy chú tâm đến phần Methodology and data.

4. Bí quyết đọc hiểu nhanh một bài Research paper

Với mục đích lấy thông tin tham khảo và sử dụng trong bài nghiên cứu của mình, các bạn sinh viên, du học sinh thường đọc hiểu nhanh các bài Research paper trước đó. Dù vậy, trước khi quyết định đọc nhanh một bài nghiên cứu nào đó, bạn cần xác đích mục đích đọc để làm gì? Bởi lẽ tùy thuộc vào mục đích chính của mình mà bạn nên tập trung tham khảo những phần quan trọng tránh để mất thời gian cho 30 – 5 trang giấy đó.

Bạn nên nghiền ngẫm phần Abstract và Introduction rồi tiếp đến phần Conclusion. Đây được coi là 3 phần ngắn nhất, dễ đọc, dễ hiểu nhất và cung cấp nhiều thông tin chính trong bài nhất. Với những mục đích khác, bạn nên tập trung đọc vào phần Abstract của bài và những phần có nội dung liên quan để thu thập được nhiều thông tin hữu ích nhất.

Bí quyết đọc hiểu nhanh một bài Research paper

5. Cách đọc chi tiết để tìm hiểu chuyên sâu bài nghiên cứu

Nếu bạn muốn đọc bài nghiên cứu để học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên ngành và đề tài nghiên cứu thì nên áp dụng phương pháp đọc chi tiết. 

Ngoài việc áp dụng việc đọc cách nghiễn ngẫm từ trang đầu đến trang cuối, đánh dấu những ý trọng tâm, bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau:

  • Ở phần Introduction bạn nên tập trung vào những cụm từ mang ý nghĩa giới thiệu như: our study, we use, we fill the void, we find,… từ đó tìm kiếm được research question 
  • Tại phần Result, nên chú trọng vào danh mục các bảng biểu cũng như phần lý giải các con số quan trọng trong đó.
  • Cố gắng chia nhỏ bài và đọc theo từng đoạn nhằm nắm được ý chính và thông điệp của tác giả. Đồng thời, không nên cố gắng hiểu ý nghĩa của từng chữ, từng câu vì bạn sẽ mất khá nhiều thời gian vào việc này.

6. Cách viết bài Research paper

Một bài nghiên cứu hay, ấn tượng là không phải là bài viết rập khuôn theo ý tưởng, nội dung, cách thức của một tác phẩm khác. Nhưng đó là bài nghiên cứu mang tính sáng tạo, chuyên sâu và khoa học cao. Dr Nhanh sẽ gợi ý cho bạn một số tips  làm bài nghiên cứu cho từng phần như sau.

a. Phần mở đầu

Với phần Introduction này, bạn có thể lựa chọn một trong những cách dưới đây để thu hút độc giả:

  • Kể một câu chuyện
  • Đưa ra số liệu thống kê
  • Câu nói trích dẫn
  • Sự thật bất thường nào đó
  • Câu hỏi gây tò mò

Trong trường hợp bạn sử dụng câu chuyện để mở đầu nên đảm bảo yếu tố ngắn gọn, súc tích và phù hợp với chủ đề bài nghiên cứu. Đồng thời đưa ra được tuyên bố chủ đề như những cách mở đầu khác. 

Tiếp sau phần mở đầu là người viết nên đề ra mục tiêu của và cách tiếp cận đề tài nghiên cứu. Lưu ý nên sử dụng những từ vựng liên quan đến chủ đề bài viết để đọc giả tiếp cận gần hơn với lĩnh vực bạn đang nghiên cứu.

Phần mở đầu của Research paper không cần quá dài những cần tập trung làm rõ chủ đề và đưa ra câu hỏi nghiên cứu. 

b. Các phân đoạn trong bài nghiên cứu

Trước khi làm phần này, bạn nên lập dàn ý vạch ra những nội dung chính mà bạn định đưa vào bài nghiên cứu của mình. Từ những ý chính đó, bạn có thể tự do sáng tạo và sửa đổi theo định hướng và ý tưởng của bản thân sao cho phù hợp với bài nghiên cứu. 

Thông thường bài Research paper thường bao gồm 6 đoạn chính như sau:

  • Ở đoạn văn đầu tiên nêu lên mục tiêu, bối cảnh, giả thuyết và những nội dung chính
  • Đưa ra sự so sánh giữa nghiên cứu bạn đang thực hiện với những nghiên cứu cùng chủ đề trước đó
  • Đề xuất mô hình mới hoặc giả thuyết mới, dự đoán nhằm giải thích kết quả của nghiên cứu
  • Implications (ý nghĩa) và generalizability (khái quát hóa) kết quả
  • Phân tích ưu và nhược điểm của nghiên cứu, nó gây ảnh hưởng như thế nào đến kết quả
  • Tổng hợp, kết luận và đưa ra kết quả

Giữa các phân đoạn trong bài nghiên cứu cần có sự gắn kết chặt chẽ, logic và liên kết với nhau. Bởi lẽ khi hợp nhất thành một tổng thể, chúng mới có thể làm nổi bật chủ đề của bài nghiên cứu được.

c. Kết luận của bài nghiên cứu

Ở phần này nhiệm vụ của bạn đưa ra luận điểm và kết quả nghiên cứu. Ngoài việc tóm lại những ý chính đã triển khai ở trên bạn có thể đưa ra đề xuất, giải pháp của mình. Đừng quên nhấn mạnh một lần nữa lý do hay chính là tầm quan trọng của nghiên cứu mà bạn đang thực hiện. 

Nếu bạn gặp khó khăn quá trình tìm hiểu, đọc nhanh, đọc chi tiết và thực hiện Research paper có thể liên hệ cũng như sử dụng dịch vụ của Dr Nhanh. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ Writers có chuyên môn cao, được đào tạo tại các trường đại học lớn, Dr Nhanh đã giúp hàng nghìn sinh viên, du học sinh hoàn thành bài online exam, online assignment và nghiên cứu của mình. 

KẾT LUẬN 

Hoàn thiện một bài Research paper không phải là việc dễ dàng và có thể thực hiện một sớm một chiều. Đó là cả quá trình tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi từ những sự việc trong cuộc sống, những kiến thức và những bài nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên nếu đủ đam mê, đủ kiên trì và có sự hỗ trợ của Dr Nhanh, bạn sẽ sớm hoàn thành tốt các bài Research paper được giao.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua email help@drnhanh.com hoặc số điện thoại 0988.601.640 để được hỗ trợ và tư vấn cách tốt nhất. 

Chia sẻ bài viết

The content of this page is protected.