Table of Contents
Certified Financial Planner (CFP) là một bằng cấp nổi tiếng cho bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn không hiểu Certified Financial Planner là gì, ý nghĩa của hình thức chứng chỉ này sẽ là một bất lợi cực kì lớn. Vì vậy, trong bài viết này, Dr.Nhanh sẽ chia sẻ thêm thông tin liên quan đến chứng chỉ Certified Financial Planner với các bạn. Lướt xuống để biết thêm chi tiết!
Định Nghĩa Certified Financial Planner

Certified Financial Planner (CFP) là chứng chỉ dành cho các nhà hoạch định tài chính cá nhân. Những người chuyên hỗ trợ các cá nhân đưa ra các quyết định tài chính hợp lý cho tương lai. Hơn nữa, CFP không chỉ tập trung vào đầu tư mà còn hỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn của họ. Ví dụ, tiết kiệm để nghỉ hưu sớm hoặc để trả trước tiền mua nhà, tạo quỹ đại học cho con em người tiêu dùng….
Người đạt chứng chỉ cũng thành thạo trong các chủ đề liên quan như thuế, bảo hiểm, kế hoạch bất động sản và các lộ trình nghỉ hưu. Chứng chỉ cũng bao gồm các tiêu chí về kiến thức chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của người làm về mặt tài chính.
3 Khó Khăn Thường Gặp Liên Quan Đến Certified Financial Planner (CFP)
- Kiến thức lý thuyết yếu, không hiểu về lập kế hoạch tài chính cá nhân. Ví dụ: làm thế nào để tiết kiệm và đạt được các mục tiêu tài chính, làm thế nào để hỗ trợ khách hàng trong việc đầu tư ngắn hạn và dài hạn, quản lý rủi ro cho các khoản đầu tư của khách hàng…
- Chưa có kinh nghiệm thực tế về tài chính. Hãy nhớ rằng nhận thức được những khó khăn hiện tại trong kinh doanh tài chính là điều vô cùng quan trọng.
- Kế hoạch học tập mơ hồ, không có mục tiêu phấn đấu.
Để khắc phục những vấn đề này, bạn có thể tham khảo hệ thống dịch vụ của Dr.Nhanh như assignment writing, online test, research writing service, dissertation writing….
Với sự giúp sức của các writers nhà Dr.Nhanh, bạn không chỉ có thể tăng cơ hội lấy chứng chỉ CFP. Việc đạt điểm cao, hoàn thành xuất sắc nhiều môn học, ngành học, chương trình học cũng trở nên vô cùng đơn giản.
4 Thông Tin Trọng Điểm Về Certified Financial Planner

Để đạt CFP, bạn phải dành một lượng thời gian đáng kể để học tập. Bạn phải thành thạo trong việc lập kế hoạch tài chính, tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư. Bên cạnh đó hiểu cách xử lý và lập kế hoạch cho các rủi ro tài chính.
1. Ai nên học CFP?
Trên thực tế, không phải ai cũng đủ điều kiện để học và thi CFP. Bởi để đăng ký thi nhận chứng chỉ, ứng viên phải:
– Có bằng cử nhân từ một trường đại học được CFP Board công nhận. Hơn nữa, chương trình học phải có một vài môn về lập kế hoạch tài chính.
– Hoàn thành các khóa học khác theo yêu cầu. Đặc biệt là các khóa học chuyên về hoạch định tài chính. Nếu đã có các chứng chỉ liên quan như CFA, CPA, MBA, bạn sẽ được miễn yêu cầu này.
– Cần có 3 năm kinh nghiệm hành nghề về lập kế hoạch tài chính. Riêng với người không có bằng cao đẳng/ đại học, bạn cần có 5 năm kinh nghiệm hành nghề.
2. Cơ hội việc làm:
Certified Financial Planner là điều kiện cần để bạn trở thành nhà hoạch định tài chính cá nhân. Đặc biệt, nếu muốn làm việc với người nước ngoài hoặc ra nước ngoài làm việc, bạn càng cần thi lấy chứng chỉ này. Bởi hiện CFP đang được công nhận ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Nó mở ra cơ hội việc làm rộng mở cho người sở hữu. Trong đó, có thể kể đến những cơ hội việc làm phổ biến như:
– Banking consultant (Chuyên viên/ chuyên gia tư vấn đầu tư của ngân hàng)
– Stock brokerage (Nhà môi giới chứng khoán)
– Wealth Management (Chuyên gia Quản lý tài sản)
– Self-employment (Người tự kinh doanh)
– Tax consultancy (Tư vấn thuế)
– Investment specialist (Chuyên gia đầu tư)….
3. Thời gian, chi phí và thang điểm thi CFP:
– Thời gian thi CFP là 10 tiếng, hình thức thi là thi trên máy tính. Bạn sẽ phải làm 170 câu hỏi trắc nghiệm thuộc hơn 100 chủ đề khác nhau.
– Chi phí thi: 825 USD.
– Bài kiểm tra CFP không có số điểm cố định. Vì đơn vị quản lý sẽ không so sánh kết quả của những người cùng thi. Thay vào đó, họ sẽ đo lường bằng mức độ năng lực. Điều này góp phần đảm bảo rằng tất cả những người nhận CFP đều có đủ nền kiến thức. Nếu bạn không vượt qua kỳ thi, bạn có thể làm lại. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể làm lại bốn lần trong đời.
4. Các thông tin khác:
– Chứng nhận CFP là bắt buộc để trở thành một nhà lập kế hoạch tài chính cá nhân được chứng nhận. Tuy nhiên, chứng chỉ này không được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
– CFP có thời hạn sử dụng hai năm. Bạn bắt buộc phải tham dự 30 giờ của các lớp học trong suốt hai năm này.
– Những người muốn thi chứng chỉ CFP trước tiên phải hoàn thành bảy môn học sau: General Principles, Insurance & Risk Management, Employee Benefits, Investment Planning, Income Tax Planning , Retirement Planning và Estate Planning.
Lời Kết
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có hành trình học tập nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Từ đó đạt kết quả tốt và nhận được nhiều cơ hội lớn công việc trong tương lai!
Ngoài ra, nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình học và xử lý các bài Certified Financial Planner (CFP), hãy liên hệ với các dịch vụ viết bài uy tín như Dr.Nhanh. Bên cạnh đó, không những cung cấp các Writing Service với chi phí hợp lý, Dr.Nhanh còn chia sẻ các tips học tập hoàn toàn miễn phí hỗ trợ bạn từ A đến Z.