Table of Contents
Nhiều người cho rằng đạo văn đơn giản là sao chép lại bài viết của người khác. Tuy nhiên trên thực tế, hành động này còn rất nhiều biến thể khác mà bạn có thể chưa nghĩ tới.
Vậy thì đạo văn là gì? Đạo văn, nói theo nghĩa đen, là hành động vô tình hay cố ý lấy đi thành quả khoa học của người khác và xem như là của chính mình.
Nếu bạn vô tình dính lỗi đạo văn thì Dr Nhanh sẽ cung cấp cho bạn những mẹo hữu ích để tránh chúng. Cùng đọc nào!
1. Đạo văn là gì?

Theo định nghĩa, đạo văn bao gồm tất cả những hành động như sau:
– Sao chép hoàn toàn bài viết, ý tưởng của người khác thành bài viết của mình.
– Sử dụng sản phẩm của người khác cho mục đích cá nhân mà không trích dẫn rõ nguồn tác giả.
– Sử dụng một phần ý tưởng, hay sáng tạo dựa trên ý tưởng trước đó của người khác đã được công bố và công nhận.
Có thể thấy, đạo văn phức tạp hơn nhiều so với việc sao chép thông thường. Đây là hành động ăn cắp chất xám của người khác một cách thiếu trung thực.
Trong môi trường giáo dục, nếu như bị phát hiện đạo văn, người viết sẽ phải chịu nhiều hình thức kỷ luật, hoặc có thể là bị đuổi học.
Hiện nay, đạo văn là một vấn đề rất nhức nhối. Các đơn vị giáo dục, trường học cũng ngày càng trở nên mạnh tay hơn về vấn đề này.
Tất cả nhằm tạo ra một môi trường học tập công bằng và bình đẳng đồng thời tôn trọng chất xám của người khác.
2. Biến thể của đạo văn
Thật ra, ranh giới của một bài nghiên cứu thật sự và một bài đạo văn rất mong manh. Các biến thể khác nhau trong việc đạo nhái ý tưởng được liệt kê như sau:
- Đạo văn tuyệt đối: người viết dùng toàn bộ công trình của người khác thành của mình một cách trắng trợn.
- Đạo văn hoàn toàn: Có sự khác biệt giữa bản gốc và bản sao chép, tuy nhiên vẫn giữ nguyên bố cục và cách phân bố của các đoạn văn.
- Có điều chỉnh về mặt bố cục và chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau sao cho hợp lý về bài viết. Biến thể này chỉ nhẹ hơn mức 2 một chút nhưng vẫn mang bản chất là đạo văn của người khác và vi phạm bản quyền rất nặng.
- Có sự thay đổi về câu, nội dung, và bố cục của bài được sao chép. Tuy nhiên, những ý tưởng và nội dung cốt lõi vẫn là nguyên bản.
- Tác giả đã bỏ nhiều công sức và thời gian giải thích, biên soạn nhiều nguồn khác nhau để tạo ra sản phẩm của riêng mình. Đây là một đạo văn nhẹ.
- Sản phẩm được tác giả tự viết nhưng có sự “vay mượn đáng kể” từ các nghiên cứu trước đó để tạo thành của mình.
3. Những mẹo hay để tránh đạo văn

Nếu bài viết của bạn không bị dính đạo văn, nội dung đó sẽ được xem như là nguyên bản và dễ dàng được chấp nhận. Có nhiều mẹo và cách thức để tránh đạo văn, hãy cùng nghía qua chúng nhé.
Nghiên cứu kỹ về chủ đề của bạn
Hãy tham khảo nhiều nguồn tài liệu để có thể hiểu rõ về chủ đề của bạn. Khi đã hiểu chúng một cách tường tận thì hãy chỉnh sửa chúng theo đúng ý hiểu của mình.
Điều này sẽ giúp bạn tránh bị quy chụp thành hành động lấy kiến thức từ người khác. Lưu ý là để đạt độ chính xác cao thì bạn nên tìm hiểu từ những nguồn đáng tin cậy, ví dụ như sách chính thống thay vì các nguồn tràn lan.
Ngoài am hiểu bản chất đạo văn là gì, tham khảo từ nhiều nguồn cũng giúp giảm khả năng dính đạo văn hơn so với từ một nguồn duy nhất.
Diễn đạt nhiều lần bằng nhiều cách khác nhau
Nghe có vẻ rất mất thời gian nhưng nó hiệu quả hơn trong việc tránh đạo văn. Khi bạn tham khảo tài liệu sau đó diễn đạt lại lần một, văn bản vẫn có thể có những nét giống, vậy thì hãy thực hiện diễn đạt lại lần thứ hai, lần thứ ba, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Điều này không chỉ giúp tránh đạo văn mà còn luyện cho bạn khả năng linh hoạt trong cách diễn đạt.
Áp dụng cách này nhiều lần sẽ hình thành khả năng diễn đạt nhiều hơn so với chỉ một lần duy nhất. Giọng văn của bạn sẽ cực kỳ mềm mượt và trôi chảy, lại không hề mắc lỗi đạo văn.
Trích dẫn nguồn tác giả và đoạn văn

Đối với những phần nội dung yêu cầu sự chính xác cao, tính học thuật lớn thì thay vì diễn đạt lại, bạn nên trích dẫn chúng. Chú ý đặt nguyên lời trích vào trong ngoặc kép.
Bạn nên thực hiện ngay và luôn trong quá trình viết bài, tránh đợi đến cuối cùng mới chèn dấu trích dẫn. Bởi vì như vậy có thể khiến bạn bỏ lỡ mất một vài đoạn và dẫn đến việc dính lỗi đạo văn mà không hề cố ý.
Nêu tác giả của ý tưởng đó
Nếu bài văn bạn tham khảo có những lập luận rất hay mà bạn không thể trích dẫn, bạn hãy nêu tên của tác giả đó.
Dựa vào ý tưởng mà bạn đã nêu nguồn tác giả, bạn có thể tiếp tục triển khai bài viết theo hướng đi mà bạn mong muốn. Việc làm này vừa tôn trọng quyền tác giả vừa thể hiện khả năng học hỏi và lập luận của bản thân lại tránh mắc lỗi đạo văn.
Đóng góp chất xám của bản thân
Ngoài việc việc sử dụng lại nghiên cứu, trí tuệ của người khác thì bạn hãy cố gắng tạo ra sự riêng biệt bằng chất xám của bản thân. Hãy phát triển thêm từ nghiên cứu đó để bài viết của bạn sâu sắc hơn.
Hoặc bạn có thể đồng ý một phần với những ý tưởng của tác giả, hoặc phản đối chúng ngay trong bài viết để thể hiện sự phân tích của bản thân là hoàn toàn khác biệt.
Dù có rất nhiều cách để tránh đạo văn nhưng thật sự hiểu vấn đề và diễn giải theo cách của bạn thân là phương pháp tốt nhất để tránh đạo văn.
Thường những bài viết có màu sắc và dấu ấn cá nhân sẽ được đánh giá rất cao. Tất nhiên, bạn càng không phải lo lắng bị mắc lỗi này nếu tuân thủ các quy tắc trích dẫn.
Sử dụng phần mềm check đạo văn

Để biết chắc chắn bạn có mắc lỗi đạo văn hay không, bạn cũng có thể sử dụng những phần mềm check đạo văn để thấy những phần nội dung bị trùng lặp. Sau đó, diễn đạt lại chúng theo một cách khác để loại bỏ hoàn toàn lỗi này.
Kết luận
Sau khi đọc bài viết này, hẳn bạn đã hiểu rõ bản chất đạo văn là gì và có cho mình những mẹo hiệu quả để tránh nó. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã có thể tích lũy cho mình những kinh nghiệm đắt giá nhất.