Kỹ Năng Thuyết Trình Trước Đám Đông [8 Bước Đơn Giản]

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất mà hầu hết mọi người phải đối mặt. Điều này là cần thiết đối với bất kỳ nhân viên nào để gây ấn tượng với sếp của họ, thuyết phục khách hàng hoặc chỉ để thu hút sự quan tâm từ mọi người.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể diễn đạt trôi chảy vậy nên đừng lo lắng nếu bạn không phải kiểu người có kỹ năng thuyết trình. Cùng Dr.Nhanh khám phá và cải thiện kỹ năng ngay bây giờ nhé!

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông là bí quyết của một diễn giả tự tin.

Kỹ Năng Thuyết Trình Trước Đám Đông Là Gì?

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông (public presention skill) là quá trình thể hiện kỹ năng diễn thuyết trước một buổi tụ tập đông người. Người diễn đạt phải có giọng nói rõ ràng, cử chỉ & ngôn ngữ cơ thể dễ hiểu, biết giao tiếp bằng ánh mắt và xử lí tình huống nhanh nhẹn.

Mục đích của thuyết trình nhằm thuyết phục cũng như cung cấp thông tin đầy đủ, logic – tạo được ảnh hưởng, ấn tượng đến người nghe.

Vậy nên với quy mô như thế nào – trước một tập thể nhỏ, trước đông đảo khán giả tại một hội nghị hay một sự kiện quốc gia, diễn giả cũng cần phải nắm được các nguyên tắc cơ bản tạo nên một buổi thuyết trình hiệu quả.

Nói tóm lại có 7 yếu tố thuyết trình trước đám đông cần chú trọng:

  • Người nói
  • Người nghe
  • Thông điệp truyền tải
  • Phương thức diễn đạt
  • Tình huống
  • Phản hồi
  • Ý nghĩa

Nguyên Nhân Khiến Buổi Thuyết Trình Trở Nên Không Hiệu Quả

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
4 nguyên nhân chính gây mất tự tin khi thuyết trình
  • Sự thiếu tự tin

Việc mất tự tin khi thuyết trình trước đám đông có thể là do bạn thiếu sự chuẩn bị, không thoải mái, sợ đám đông hoặc tự ti về bản thân. Nếu điều này là đúng thì cách tốt nhất là bạn nên luyện tập và làm quen trước để nâng cao sự tự tin của bản thân

  • Sự mất cân bằng serotonin trong não

Nồng độ serotonin trong não thấp cũng ảnh hưởng đến việc thuyết trình của bạn. Đây thường là những vấn đề tâm lý có thể biểu hiện như những triệu chứng sinh lý. Nếu bạn thấy tim mình đập nhanh hơn bình thường và lòng bàn tay đổ mồ hôi, điều đó có nghĩa là bạn đang căng thẳng và lo lắng.

Để khắc phục điều này, bạn nên tập thực hành trước gương cũng như nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp trước khi bắt đầu diễn thuyết.

  • Tác động của môi trường xung quanh

Đôi khi sự thành công của một buổi thuyết trình còn tùy thuộc vào môi trường. Nếu một căn phòng đủ ánh sáng và sân khấu được dựng lên đẹp mắt, thì yếu tố sợ hãi sẽ giảm bớt.

Ngược lại, khi căn phòng tối, trần thấp hoặc không có khu vực trình chiếu rõ ràng, bản thân bài thuyết trình sẽ trở nên kém quan trọng và yếu tố sợ hãi tăng lên.

  • Người hướng nội

Nguyên nhân khác khiến con người mất tự tin khi thuyết trình trước đám đông một phần là do tâm lý con người. Đặc biệt, đối với những người hướng nội, họ khó có thể hòa nhã trước đám đông hơn những người hướng ngoại. 

Đám đông càng đông thì sự kích thích càng lớn khiến họ căng thẳng dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài thuyết trình.

Làm Sao Để Chuẩn Bị Cho Buổi Thuyết Trình Thành Công?

Bước 1 – Xác định mục tiêu:

Trước khi thuyết trình, bạn nên dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì bạn muốn khán giả hiểu được từ đó. Những thông điệp quan trọng bạn muốn truyền đạt là gì? Bạn muốn khán giả tìm hiểu và ghi nhớ điều gì?

Mục tiêu của bạn phải là giao tiếp theo cách hiệu quả nhất và tốt nhất. Vậy nên hãy đặt mình vào vị trí của khán giả. Họ là ai? Họ cần phải biết những gì? Bạn cần thực hiện những hành động, tương tác nào để thu hút khán giả? Khi bạn biết câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn sẽ biết phải nói gì và nói như thế nào.

Bước 2 – Chuẩn bị nội dung:

Trước hết, một lời giới thiệu phù hợp và rõ ràng là điều cần thiết cho bất kỳ bài thuyết trình nào. Hãy chắc chắn bao gồm lý do bạn chọn nó và cách bạn sẽ tổ chức bài thuyết trình của mình. Bên cạnh đó, tóm tắt những điểm chính và ý tưởng mà bạn muốn truyền tải đến khán giả.

Phần nội dung của bài thuyết trình nên chứa đầy thông tin và các chi tiết quan trọng. Bạn nên cẩn thận để không làm mất thời gian của khán giả, vì vậy đừng đưa vào bất cứ điều gì không liên quan. Đừng quên bao gồm một kết luận tốt để tóm tắt tất cả.

Bước 3 – Luyện tập kỹ năng thuyết trình trước đám đông:

Bạn rất dễ quên những gì mình đã chuẩn bị mà không luyện tập nhiều. Vậy nên bước tiếp theo sau khi bạn xác định nội dung cho bài thuyết trình của mình là tập luyện. Quá trình này sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin và cải thiện kỹ năng trình bày của mình.

Bước 4 – Chuẩn bị trang phục:

Trang phục lịch sự không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn gây ấn tượng mạnh đối với khán giả. Bên cạnh đó, một bộ trang phục chỉnh tề sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, tự tin hơn.

Lưu ý: Trang phục lựa chọn phải phù hợp với hoàn cảnh.

Bước 5 – Bắt đầu bài thuyết trình:

Đầu tiên, hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân và chủ đề bạn sẽ nói đến. Sau đó, hãy sử dụng giai thoại ngắn hoặc một vài ví dụ sinh động để người nghe biết lý do tại sao họ nên quan tâm.

Theo một vài nghiên cứu, 20s đầu tiên là khoảng thời gian “vàng” để tạo hứng thú cho khán giả. Vậy nên hãy tận dụng và làm tốt nhất trong phần mở đầu nhé.

Bước 6 – Điều khiển buổi thuyết trình:

Đây là bước thể hiện rõ nét nhất kỹ năng của bạn.

Ví dụ, nếu bạn muốn truyền cảm hứng cho khán giả, bạn nên làm những việc như đặt tình huống, câu hỏi tương tác. Nếu bạn muốn giúp họ giải trí, bạn nên sử dụng khiếu hài hước. Và đảm bảo rằng giọng nói của bạn đủ lớn để khán giả có thể nghe thấy.

Mặc khác, nếu bạn muốn dạy họ, bạn nên sử dụng các phương tiện hỗ trợ để đưa vào một số hình ảnh hoặc các slide hấp dẫn khác để làm cho bài thuyết trình trở nên thú vị hơn.

Cuối cùng, hãy là chính bạn. Khi bạn tự tin và nói chuyện với mọi người từ trái tim của bạn, bạn sẽ chiếm được trái tim của họ.

Bước 7 – Kết luận bài thuyết trình:

Bạn nên thông báo với khán giả của mình khi bài thuyết trình sắp kết thúc. Sử dụng các cụm từ bày tỏ, cám ơn để thể hiện sự biết ơn tôn trọng đến người nghe. 

Bên cạnh đó, nhắc lại các ý chính và nhấn mạnh thông điệp mà bạn muốn truyền đạt. Một phương pháp hay là kêu gọi khán giả làm điều gì đó liên quan – người nghe sẽ nhớ lâu hơn.

Bước 8 – Lắng nghe nhận xét, ý kiến:

Bạn cũng nên dành một chút thời gian vào cuối buổi thuyết trình của mình để trả lời các câu hỏi cũng như tiếp nhận ý kiến từ khán giả. Từ đó, trau dồi và sửa đổi những điều còn thiếu xót.

Kết Luận

Đó là tất cả những điều cơ bản Dr.Nhanh muốn bạn biết để cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Bây giờ bạn có thể có được kiến ​​thức chi tiết hơn về cách trình bày một bài phát biểu. Cùng áp dụng và đưa ra đánh giá nhé!

Chia sẻ bài viết

The content of this page is protected.