Table of Contents
Nhiều sinh viên lo lắng rằng họ sẽ không thể hoàn thành Reflective Writing nhưng rất có thể bạn làm được nhiều hơn những gì bạn nghĩ! Đây là một nhiệm vụ cần thiết trong cả quá trình làm việc và học tập từ tài liệu thẩm định và lập kế hoạch cho đến ghi lại các quan sát khi kết thúc một học phần.
Nếu bạn vẫn chưa thể làm tốt, đừng lo lắng! Sau đây Dr.Nhanh sẽ hướng dẫn một vài mẹo đơn giản để viết Reflective cũng như cách tránh một số cạm bẫy phổ biến nhất. Cùng kiểm tra nhé!
Reflection Writing là gì?

Reflection Writing (Reflective Essay) là bài Writing/Essay có liên quan đến một vài sự kiện, trải nghiệm thực tế của bạn. Dạng bài này giúp học sinh/sinh viên suy ngẫm, bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc ở mức độ sâu hơn.
Nhiệm vụ của bạn là thể hiện suy nghĩ của mình theo cách dễ hiểu và rõ ràng đối với bất kỳ độc giả nào sẽ đọc bài báo của bạn. Phạm vi chủ đề là vô tận và dựa trên người hướng dẫn ra để của bạn.
Viết bài luận kiểu này giúp bạn rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cũng như khả năng phát triển, bày tỏ ý kiến về một chủ đề cụ thể – do chính bạn chọn hoặc được yêu cầu.
Cấu Trúc Hoàn Chỉnh Của Một Bài Reflective Writing
Gồm có 3 phần:
1. Phần mở đầu:
Là nơi chia sẻ gián tiếp/trực tiếp trọng tâm của Reflective Writing là gì. Trong trường hợp viết Reflective Writing học thuật, bạn nên dùng cách trực tiếp tiếp cận chủ đề để giải thích khía cạnh mà bạn muốn tập trung đến.
2. Phần thân:
Phần quan trọng nhất hình thành nên cấu trúc bài. Nội dung chính là giải thích đồng thời nêu trải nghiệm của bạn đã học hỏi và cải thiện bản thân như thế nào. Bên cạnh đó, liệt kê một vài sự kiện, yếu tố tác động để bài thêm đa dạng.
3. Phần kết:
Tóm tắt cách bạn đã thay đổi hoặc ảnh hưởng của những thay đổi đó. Người viết cũng có thể nói về sự thay đổi, ảnh hưởng trong tương lai hoặc quá khứ. Thông thường, người viết sẽ so sánh bản thân trong quá khứ và tương lai để nhấn mạnh sự thay đổi và khác biệt.
Trình bày Bài Reflection Writing Như Thế Nào?

Cách trình bày Reflective Essay sẽ tùy thuộc vào đối tượng viết, chủ đề để trình bày theo hợp lí. Chuẩn MLA thường phù hợp hơn về các chủ đề văn hóa nghệ thuật. Còn APA lại phù hợp hơn về các chủ đề khoa học kỹ thuật.
1. Trình bày theo chuẩn MLA
– Font: Times New Roman – Kích cỡ chữ: 12pt – Giãn cách dòng: Double
– Lề 1-inch
– Trên mỗi trang cần có Họ (Last Name) và số trang ở Trên cùng bên phải
– Tiêu đề phải được căn giữa
– Tiêu đề phải bao gồm tên của bạn, tên giáo sư, số khóa học và ngày (dd / mm / yy)
– Tài liệu tham khảo, trích dẫn được để ở trang cuối
2. Trình bày theo chuẩn APA
– Font: Times New Roman – Kích cỡ chữ: 12pt – Giãn cách dòng: Double
– Lề 1-inch
– Ở bên trên mỗi trang cần có tiêu đề
– Số trang sẽ được ghi ở góc bên phải
– Khi trình bày Reflection Writing bạn chia thành 4 phần: Trang tiêu đề, Tóm tắt, Nội dung chính và Tài liệu tham khảo giúp người đọc follow dễ dàng hơn.
Các Bước Thực Hiện Reflective Writing Đúng Trọng Tâm
– Thu thập dữ liệu kinh nghiệm chính (nghe, đọc, xem, làm)
– Thu thêm dữ liệu bổ sung: hỏi, đọc, search internet, thảo luận về dữ liệu đã thu được
– Tóm tắt luận điểm chính của các cứ liệu (hình thức literature review) hoặc kinh nghiệm được suy tưởng
– Đặt các câu hỏi socratic để phản biện luận điểm chính, tìm kiếm sự logic, các khẳng định, các điểm nghi ngờ
– Thể hiện quan điểm cá nhân và bảo vệ các quan điểm đó. Trong các quan điểm cá nhân đó, chú ý tới các yếu tố cảm xúc (tôi thấy thế nào?) về dữ liệu/kinh nghiệm.
– Lên giàn ý cho bài viết
– Viết bài và trau chuốt lại theo văn phong semi-formal
– Thực hiện giai đoạn chuyển tiếp (lưu giữ trong learning journal, dừng lại, tiếp tục phát triển, chia sẻ và thảo luận diện rộng trên trang blog cá nhân, xuất bản, thuyết trình v.v.)
Một Vài Lưu Ý Khi Thực Hiện Reflective Writing
- Phải biết mình Reflective Writing về cái gì: 100% nắm bắt được những gì mình muốn reflect. Nắm bắt một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ về dữ liệu. Hiểu dữ liệu, mô tả về bối cảnh sau đó là bày tỏ về quan điểm bản thân.
- Vào thẳng vấn đề, tránh lan man: Mục đích của bài là suy nghĩ của bản thân nên không cần viết lan man, dài dòng. Reflection là đào sâu chứ không phải mở rộng. Cần đi thẳng vào vấn đề, tránh câu từ thừa thải gây khó hiểu cho người đọc.
- Cụ thể và chi tiết trong câu từ: Tránh những câu quá chung chung. Những câu từ như “ Phần lớn”, “ Hầu như”, khiến cho lời văn không cụ thể hóa, không đảm bảo tính chính xác trong suy nghĩ.
- Nhớ rằng: “Khẳng định thì đóng lại, câu hỏi thì mở ra”: Thay vì sử dụng những câu khẳng định thì hãy sử dụng nhiều hơn những câu hỏi trong hành văn. Sử dụng câu hỏi sẽ có thêm cơ hội để nâng cao tư duy bản thân bằng cách “tự thảo luận với chính mình”. Dùng câu hỏi để làm tiền đề cho những vấn đề sau đó.
Kết Luận
Bây giờ bạn đã hiểu rõ hơn về Reflective Writing là gì và cách sử dụng nó trong lĩnh vực học thuật. Hãy thực hành và áp dụng vào thực tiễn để thành công nhé! Đồng thời để nâng cao tay nghề viết bài của bạn hơn, liên lạc với Dr.Nhanh Writing Service để được chỉnh sửa và tối ưu một cách hoàn chỉnh nhé.