Hướng Dẫn Viết Scholarship Letter Gây Ấn Tượng

Scholarship Letter vẫn đang là nỗi lo ngại lớn nhất của bạn? Bạn muốn kiếm học bổng vì nó giúp bạn có cơ hội học tập tại ngôi trường trong mơ mà không phải lo lắng về mặt tài chính.

Scholarship (học bổng) là một phần quan trọng trong sự nghiệp học tập của nhiều sinh viên. Đặc biệt là những bạn có tài chính không khá giả. Vì nếu bạn xin học bổng thành công, bạn sẽ không phải lo lắng về việc đóng học phí, sinh hoạt hay mua sách vở, tài liệu học tập.

Hiểu được điều đó, hôm nay Dr.Nhanh sẽ chia sẻ với bạn “bí kíp” viết một Scholarship Letter hiệu quả, giúp bạn tự tin chinh phục học bổng một cách dễ dàng. Check ngay!

Scholarship Letter Là Gì?

Scholarship Letter
Có Scholarship Letter ấn tượng sẽ giúp bạn đạt được học bổng mơ ước nhanh chóng.

Hiểu một cách đơn giản, Scholarship Letter là thư xin học bổng. Đây là giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin học bổng của học sinh/sinh viên. Nó giúp bạn thể hiện nguyện vọng của mình về một học bổng cụ thể. Thông qua thư xin học bổng, bạn có thể cho người đọc thấy lý do tại sao bạn xứng đáng nhận được nó.

Nhìn chung, hiện có rất nhiều loại học bổng khác nhau. Những học bổng này khá có lợi cho sinh viên. Đặc biệt là những bạn muốn đi du học, muốn đến các quốc gia có chi phí học tập cao. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần chuẩn bị Scholarship letter tốt. Đôi khi, bạn cũng phải có Personal statement ấn tượng.

Cấu Trúc Scholarship Letter

Tại các trường quốc tế, Scholarship letter là tài liệu bắt buộc. Bởi để xin học bổng, trước tiên sinh viên cần có Scholarship letter xuất sắc. Bạn phải đảm bảo cấu trúc gồm các phần chính:

– Thông tin liên lạc: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email. 

– Ngày viết thư. 

– Thông tin liên lạc của đơn vị cấp loại học bổng mà bạn muốn xin. 

– Lời chào hỏi. 

– Thân bài: tập trung vào chia sẻ, bày tỏ nguyện vọng của bản thân. Phần này luôn gồm 3 phần là mở đầu, nội dung chính và kết bài. Trong đó, ở phần nội dung chính, hãy nhấn mạnh vì sao bạn là ứng viên phù hợp.

– Kết thư.

4 Khó Khăn Khi Tự Viết Scholarship Letter

– Không phân biệt được thư xin học bổng và thư giới thiệu xin học bổng. Vì thư xin học bổng là thư bạn viết để xin học bổng. Thư giới thiệu học bổng là thư do người khác chuẩn bị.

– Không nắm được cấu trúc của Scholarship letter.

– Không hiểu về chương trình cấp học bổng. Vậy nên không thể chứng minh cho người đọc thấy bạn thật sự xứng đáng.

– Chọn dùng câu từ không phù hợp. Bởi vì đơn xin học bổng là dạng giấy tờ quan trọng. Trong tài liệu này, bạn cần khéo léo chứng minh ưu điểm của bản thân và thuyết phục người đọc.

Để đẩy lùi những khó khăn này, bạn cần nghiên cứu kỹ về Scholarship letter. Vì thư xin học bổng có nhiều điểm khác so với thư giới thiệu xin học bổng. Ngoài ra, bạn có thể nhận sự trợ giúp từ Dr.Nhanh. Đây là công ty đang cung cấp dịch vụ viết chất lượng cho học sinh, sinh viên.

Dr.Nhanh được xem là giải pháp cho người cần viết Scholarship letter hay Personal statement. Thậm chí, bạn có thể liên hệ với công ty để được hỗ trợ trong việc tạo thư giới thiệu xin học bổng.

Hướng Dẫn Viết Scholarship Letter Gây Ấn Tượng

Scholarship Letter
Điều kiện xét duyệt học bổng ở các đơn vị cung cấp sẽ khác nhau.

1. Nghiên cứu về đơn vị cấp học bổng

Những người có ý định viết Scholarship Letter nên tiến hành nghiên cứu sâu rộng về đơn vị cấp học bổng. Giá trị của các loại học bổng cũng có nhiều điểm khác biệt. Sinh viên có thể nhận được học bổng toàn phần. Tuy nhiên, có những học bổng chỉ trang trải một phần học phí hoặc chi phí sinh hoạt….

Hãy xác định xem nhà cung cấp học bổng có đặc điểm gì? Mục đích của học bổng là gì? Học bổng hướng đến ai? Dựa vào đó, bạn có thể tạo một đơn xin học bổng phù hợp. Từ đó có thể biết bản thân nên đưa các thông tin nào vào Scholarship Letter.

2. Phân tích yêu cầu của đơn xin học bổng

Bạn phải đánh giá cẩn thận các yêu cầu trong khi chuẩn bị Scholarship Letter, thư giới thiệu học bổng hay Personal statement. Về bản chất, đơn vị cấp học bổng sẽ chỉ rõ các yêu cầu cần có ở một ứng viên. Họ sẽ thông báo rõ ràng về các thủ tục giấy tờ cần thiết, yêu cầu cho mỗi tài liệu là gì? Từ đó bạn cần phân tích mọi thử để chuẩn bị tốt nhất có thể, tránh sai lầm không đáng có.

3. Làm nổi bật điểm riêng của bản thân

Các ứng viên phải chứng tỏ mình nổi bật so với hàng ngàn ứng viên khác. Thể hiện những kỹ năng mà bạn tin rằng ít người sở hữu. Hơn nữa, thế mạnh đó phải tương ứng với tiêu chuẩn của chương trình học bổng.

Hãy gửi bằng chứng về bất kỳ giải thưởng đáng chú ý nào mà bạn đã nhận được. Bạn biết cách học tập và nghiên cứu tốt như thế nào.

4. Sử dụng ngôn từ dễ hiểu

Thư xin học bổng không phải là bài nghiên cứu học thuật. Vì vậy, bạn không nên dùng những ngôn từ quá cao siêu, phức tạp. Không nên dùng những thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu, thiếu độ phổ biến. 

Thay vào đó, hãy cố gắng dùng các ngôn từ dễ hiểu cho Scholarship Letter. Để thuyết phục người đọc, hãy sử dụng lối viết đơn giản, mộc mạc. Trao đổi chân thành về mục đích, mục tiêu và tầm quan trọng của chương trình đối với sự nghiệp học tập của bạn đôi khi là điểm mấu chốt để giành lấy học bổng.

5. Các lưu ý khác

– Nên tham khảo thư xin học bổng mẫu để biết cách các tác giả khác viết thư. Cách họ dùng câu từ để thuyết phục người đọc. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm kiến thức chuyên môn trong việc viết thư xin học bổng ấn tượng.

– Sau khi viết, hãy kiểm tra kỹ nội dung lá thư. Bạn có thể cần đọc từng phần một cách chậm rãi để kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả. Sau đó tiến hành khắc phục sự cố và điều chỉnh khi cần thiết.

– Viết Scholarship letter sớm và nộp đúng thời hạn. Vì dù bạn có viết hay đến đâu mà nộp muộn thì khả năng mất cơ hội khá cao.

Lời Kết

Trên đây là những bí quyết viết Scholarship Letter hiệu quả, chinh phục ngôi trường mơ ước của bạn mà Dr.Nhanh đã tổng hợp được, hi vọng với các thông tin kể trên sẽ phần nào đem đến cho bạn nhiều hữu ích.

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn và vướng mắc trong lúc viết, cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài nhanh chóng, chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng, vậy thì đừng quên liên hệ ngay với Dr.Nhanh nhé!

Chia sẻ bài viết

The content of this page is protected.