Tìm hiểu về Motivation Letter 

Khi có dự định du học tại các quốc gia khác trên toàn thế giới, bên cạnh việc chuẩn bị các chứng chỉ, bạn cũng không nên bỏ qua thư xin nhập học hoặc học bổng. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình viết thư, cách viết hấp dẫn thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Bởi lẽ Dr Nhanh sẽ chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích liên quan đến Motivation Letter.

1.Motivation Letter là gì?

Loại thư được dùng để xin nhập học hoặc xin cấp học bổng và gửi kèm trong bộ hồ sơ được gọi là Motivation Letter hay Cover Letter. Statement of Purpose (SOP) và Personal Statement (PS) là các dạng văn bản có mục đích ứng cử và thể hiện nguyện vọng xin học bổng hoặc học tập. Đây là hai loại văn bản được chuẩn bị cùng với hai loại thư trên khi bạn chuẩn bị hồ sơ du học. 

Motivation Letter là gì?
Motivation Letter là gì?

Cả bốn loại văn bản này tuy có vài điểm khác nhau những đến hướng đến mục đích chung là xin nhập học hoặc xin học bổng du học. Chúng được gọi chúng là thư xin nhập học/học bổng. 

Motivation Letter là công cụ mô phỏng năng lực cá nhân, thành tích học tập của bạn. Loại giấy tờ này giúp các bạn học sinh tại Việt Nam có cơ hội xin cấp học bổng và ứng tuyển vào các trường đại học tại nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới, như: Ý, Đức, Mỹ,…

Tuy nhiên nếu bạn có nhu cầu xin học bổng tại vương quốc Anh thì sẽ không cần dùng đến Motivation Letter.

2.Tìm hiểu về các loại thư xin nhập học hoặc học bổng du học khác

Bên cạnh Motivation Letter, các bạn học sinh cũng nên hiểu rõ về Statement of Purpose, Personal Statement và Cover Letter. 

a. Statement of Purpose (SOP)

Đây là loại văn bản dành riêng cho các trường các trường cao đẳng, đại học tại nước Mỹ và Anh. Statement of Purpose không viết dưới dạng một lá thư nhưng là một bài luận tuyển sinh đáp ứng các quy định chuẩn mực, đó là gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết luận. Trong một số trường hợp, Statement of Purpose được gọi là bản tuyên bố mục đích cá nhân hoặc bản tuyên bố mục đích. 

Cũng giống như Motivation Letter, Statement of Purpose là loại văn bản dùng để mô tả năng lực và thành tích học tập của bạn. Qua đó, giúp bạn dễ dàng trở thành ứng cử viên nổi bật trong quá trình nộp hồ sơ tại các chương trình học hoặc cấp học bổng. 

b. Personal Statement (PS)

Personal Statement yêu cầu người viết mô tả chi tiết về năng lực, tính cách của cá nhân. Đó có thể là một câu chuyện của bạn, kể về việc vượt qua khó khăn và thử thách như thế nào? Bản thân thay đổi và hoàn thiện ra sao? Bạn có xứng đáng và phù hợp với chương trình học hoặc cấp học bổng đó không? Do vậy, có thể thấy rằng Personal Statement mang đậm tính cá nhân hơn so với Statement of Purpose. 

Personal Statement là một trong những yêu cầu thường gặp trong các chương trình xin học bổng hoặc cấp bằng cử nhân. Trong khi đó, Statement of Purpose là yêu cầu khá quen thuộc của chương trình sau đại học. Chính vì vậy, khuyến khích chia sẻ về câu chuyện cá nhân của bạn đặc biệt là về ước mơ, sở thích, tính cách, đam mê là một trong những yêu cầu nên có trong khi viết Personal Statement.

Personal Statement là yêu cầu của nhiều trường cao đẳng, đại học tại Mỹ và Anh.

Làm thế nào để phân biệt Motivation Letter là câu hỏi nhiều người đặt ra

c. Cover Letter

Cover Letter là một dạng thư nói lên động lực, nguyện vọng và mong muốn được xin học hoặc xin cấp học bổng, thậm chí là ứng tuyển vào một vị trí công việc nào đó. Nội dung ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, trình bày đẹp mắt là một trong những yêu cầu cơ bản mà các đơn vị cấp học bổng, các trường cao đẳng, đại học hoặc nhà tuyển dụng yêu cầu đối với du học sinh tại Úc. 

3. Phân biệt Motivation Letter và các loại thư xin nhập học khác

Motivation Letter, Statement of Purpose, Personal Statement và Cover Letter đều là các loại văn bản với mục đích xin học bổng hoặc xin nhập học mà các bạn học sinh tại Việt Nam cần phải tìm hiểu. Đây sẽ là nền tảng giúp bạn có cơ hội thực hiện được giấc mơ học thuật của mình. 

Tuy nhiên, mỗi loại đều có một đặc điểm khác nhau và được dùng trong những trường hợp nhất định. Cùng Dr Nhanh phân biệt bốn loại thư xin nhập học hoặc học bổng dưới đây nhé! 

a. Sự khác biệt giữa Motivation Letter và Cover Letter

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm điểm khác biệt giữa Motivation Letter và Cover Letter. Về cơ bản, hai loại văn bản này giống nhau. Tuy nhiên, Motivation Letter thường được dùng khi nộp đơn xin nhập học, còn Cover Letter dùng trong quá trình học, cụ thể như xin học bổng hoặc tham gia một chương trình thực tập nào đó,…

b. Sự khác biệt giữa Motivation Letter và Statement of Purpose

Điểm chung nhất của hai dạng văn bản này là đều hướng đến mục đích sử dụng: xin học bổng hoặc xin nhập học tại các trường đại học quốc tế. Thông thường chúng thường được dùng để giải thích lý do xin học bổng hoặc xin học tại một trường nào đó. Do vậy, trong nhiều trường hợp hai dạng văn bản này có thể được dùng thay thế cho nhau. 

Hai loại văn bản này về cơ bản không có quá nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, mà nhiều trường cao đẳng, đại học thường yêu cầu học sinh nộp cả hai loại giấy tờ này. Dù không khác nhau ở mục đích viết nhưng thông qua cách trình bày của Motivation Letter và Statement of Purpose, chúng ta vẫn có thể nhận ra điểm khác biệt. 

Trong khi Motivation Letter là một dạng thư thì Statement of Purpose được hiểu là một bài luận, bài essay. Về cơ bản, cấu trúc của cả hai dạng văn bản gồm có ba phần là mở bài, thân bài và kết luận, nhưng Motivation Letter thường có thêm một số yêu cầu cơ bản sau:

  • Địa chỉ người gửi
  • Địa chỉ người nhận
  • Ngày, tháng, năm viết thư 
  • Phần mở đầu
  • Thưa gửi
  • Kết thư
  • Chữ ký

c. Sự khác biệt giữa Motivation Letter và Personal Statement

Nếu Motivation Letter và Statement of Purpose giống nhau về mặt nội dung chỉ khác ở cách trình bày thì Motivation Letter và Personal Statement khiến bạn dễ nhầm lẫn hơn bởi nội dung tương tự nhau. 

Motivation Letter là dạng thư nói về kế hoạch tương lai, mục tiêu của bạn khi hoàn thành các yêu cầu của chương trình nhận học bổng hoặc chương trình học. Ngoài ra, trong thư bạn cần phải nêu lên được thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc của mình nhằm chứng minh được năng lực và khả năng của bản thân. Motivation Letter được dùng cho bậc sau đại học. Do vậy, cách viết và hành văn cần chuẩn mực hơn, đảm bảo tính chuyên môn cao. 

Trong khi đó, Personal Statement là loại bức thư tự sự khắc họa về con người của bạn. Chia sẻ về câu chuyện cá nhân của bạn, đó có thể là những trải nghiệm, thành tựu hoặc những vấn đề trong quá khứ. Ngoài ra ở dạng văn bản Personal Statement, bạn cũng có thể nói về đam mê, sở thích, ước mơ của bạn,… Cách viết của dạng văn bản này thường mang tính cá nhân và có thể kể dưới dạng một câu chuyện. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo yếu tố hấp dẫn, cuốn hút nhằm để lại ấn tượng với người đọc. Personal Statement thường được dùng để nộp cho bậc cử nhân. 

4. Hướng dẫn cách viết thư xin nhập học hoặc học bổng

Tùy thuộc vào mục đích và từng hoàn cảnh cụ thể mà bạn có thể sử dụng và viết thư xin nhập học hoặc học bổng khác nhau. 

a. Motivation Letter

Với Motivation Letter, bạn nên bày tỏ vọng của bản thân, giới thiệu về bản thân, cụ thể là các thông tin như: thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc, động lực khiến bạn mong muốn được nhận vào vị trí đó. 

Khi viết motivation Letter bạn cần có thông tin đắt giá về bản thân
Khi viết motivation Letter bạn cần có thông tin đắt giá về bản thân

Tiếp đó, bạn nên đưa ra một vài thông tin “đắt giá” về bản thân. Đây được coi là phần quan trọng và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Ví dụ điển hình như khi bạn có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí biên tập viên của một nhà xuất bản, thay vì đưa ra những kinh nghiệm từng làm tại các nhà hàng, khách sạn, bạn nên nói lên thành tích học tập, các giải thưởng liên quan đến văn học sẽ đầy tính thuyết phục hơn.

Khi nhắc đến phần động lực để bạn viết Motivation Letter, nó có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan hoặc khách quan. Những người xét duyệt nội dung thư Motivation Letter đều là những người có kinh nghiệm dày dặn, họ có thể đoán được tỉ lệ sự thật trong câu chuyện mà bạn truyền tải. Do vậy, dù là bất cứ lý do nào đi chăng nữa thì bạn cần phải đảm bảo yếu tố xác thực và đầy tính thuyết phục. Tránh tình trạng “kể khổ” về bản thân khi viết phần này. 

Với mục đích viết Motivation Letter để xin học bổng, nhiều người sẽ biết ngay bạn muốn được hỗ trợ học phí trong quá trình học. Nếu là một người khéo léo bạn sẽ không nói đến lý do mình cần tiền và kết thúc tại đó. Tuy nhiên, việc lồng ghép khéo léo thông tin bổ trợ cho lý do học phí thì sẽ hợp lý hơn. Vì lý do theo đuổi ước mơ du học nhưng tình trạng kinh tế của gia đình không đủ cho bạn trang trải, vì gia đình bạn có nhiều anh, chị, em đang ở độ tuổi đi học, sự chênh lệch về kinh tế và mức sống,…

b. Statement of Purpose

Về cách viết dạng văn bản Statement of Purpose, bạn có thể tham khảo cách trình bày dưới đây. 

Bài Statement of Purpose gồm 5 đoạn: 

Đoạn 1: Giới thiệu về bản thân

Mở bài văn bản, bạn nên giới thiệu ngắn gọn về bản thân mình. Đó có thể là các thông tin như điểm mạnh của bản thân, thành tích học tập, các hoạt động ngoại khóa đã từng tham gia, kinh nghiệm chuyên môn, các giải thưởng đã đạt được,…Tuy nhiên bạn nên chú ý việc chọn lọc thông tin và liên kết với mục đích viết Statement of Purpose của mình. 

Đoạn 2 và 3: Mục tiêu tham gia và lý do bạn lựa chọn lĩnh vực này

Động lực và nguồn cảm hứng nào đã giúp bạn theo đuổi ngành học hoặc ngôi trường này? Lý do nào khiến bạn lựa chọn chương trình học này mà không phải các khóa học khác? Dự án nào, hoạt động nào bạn từng tham gia đã khiến bạn quyết tâm theo đuổi ngành học hoặc ngôi trường này? 

Bên cạnh những gợi ý trên, bạn cũng có thể triển khai một số gợi ý sau như:

  • Trình bày một số hiểu biết và kinh nghiệm của bạn về lĩnh vực mà bạn lựa chọn
  • Nêu lên mối liên hệ giữa mục tiêu dài hạn của bạn và khóa học đó.

Đoạn 4: Lý do lựa chọn ngôi trường hoặc khóa học này

Những yếu tố như học tập, tài chính, kinh nghiệm, xếp hạng hoặc thành tựu của trường về lĩnh vực bạn yêu thích,… có thể là một trong những điểm thu hút bạn tìm đến với ngôi trường này. 

Đoạn 5: Kế hoạch tương lai

 Với dạng văn bản Statement of Purpose này, người xét duyệt sẽ mong muốn nhìn thấy được mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cũng như kế hoạch rõ ràng trong tương lai của bạn. Đây có thể trở thành một điểm thu hút sự quan tâm của người chấm. 

  • Mục tiêu ngắn hạn: Bạn mong muốn học được gì ở ngôi trường và khóa học này? Sau khi hoàn thành chương trình học bạn muốn làm việc ở đâu? 
  • Mục tiêu dài hạn: trong khoảng thời gian 10 – 15 năm sau đó, bạn có định hướng nào cho công việc và cuộc sống của bản thân. Thành lập công ty, trở thành CEO hoặc theo đuổi chương trình học tiến sĩ.

c. Personal Statement

Đối với dạng văn bản Personal Statement, bạn có thể đi theo cấu trúc bốn phần dưới đây:

Phần 1: Đôi nét về bản thân

Phần này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về bạn. Với phần mở đầu này, bạn không cần phải quá “gồng mình” và dùng những từ ngữ quá hoa mỹ để mô tả về bản thân. Thay vào đó hãy trình bày cách ngắn gọn, xúc tích và rõ ràng về ngôi trường, khóa học, chuyên ngành bạn đã học. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể trả lời một số câu hỏi sau:

  • Bạn đã từng học hoặc trải nghiệm về ngành học này chưa?
  • Bạn có yêu thích ngành học này không? Tại sao?
  • Ngành học này có khiến bạn cảm thấy hứng thú hay không?
  • Mục tiêu sau khi hoàn thành khóa học của bạn là gì?
  • Ý định theo đuổi nghề nghiệp của bạn trong tương lai như thế nào?

Phần 2: Vì sao bạn nghĩ mình phù hợp với ngành học đó?

Hãy cho người đọc thấy khả năng chuyên ngành của bạn, kinh nghiệm thực tiễn và thành tích bạn đã đạt được có liên quan đến ngành học đó. Cụ thể hơn, bạn có thể tập trung trả lời các câu hỏi:

  • Bạn đã từng học hoặc làm công việc này ở doanh nghiệp nào chưa?
  • Những hoạt động, nhiệm vụ bạn đã từng thực hiện
  • Thành tựu bạn đạt được sau khóa học hoặc công việc đó
  • Bài học bản thân rút ra

Phần 3: Lý do tại sao bạn lại xứng đáng được chọn

Giữa muôn vàn ứng viên cùng với hồ sơ “đẹp”, ban xét duyệt sẽ cần thấy được thế mạnh và sự khác biệt của bạn. Đó có thể là phẩm chất, tính cách, kinh nghiệm, trải nghiệm, thành tích,.. của bạn phù hợp với những yêu cầu của ngành học.

Phần cuối: Khẳng định quyết tâm của bạn khi được chọn

Sau khi được chọn là du học sinh của trường, bạn sẽ làm những gì nhằm thể hiện sự quyết tâm của bản thân. Hãy thể hiện nó bằng một câu châm ngôn ấn tượng, mang đầy tính thuyết phục. 

Hướng dẫn cách viết thư xin nhập học hoặc học bổng

Mong rằng với những thông tin chi tiết về Motivation Letter trên đây, bạn có thể hình dung và phân biệt nó với các loại thư xin nhập học và học bổng khác. Tùy thuộc vào mục đích và từng ngữ cảnh cụ thể mà bạn có thể lựa chọn loại văn bản phù hợp. Trong quá trình viết Motivation Letter hoặc các loại văn bản khác nếu gặp khó khăn, đừng ngần ngại liên hệ với Dr Nhanh. Chúng tôi là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ học thuật chuẩn academic tại Việt Nam. Dr Nhanh sẽ giúp bạn giải quyết khó khăn và chinh phục những ước mơ học thuật của chính bạn. 

Chia sẻ bài viết

The content of this page is protected.