Table of Contents
Research Proposal là điều cần thiết cho những cá nhân muốn nghiên cứu sâu về thương mại điện tử. Nó có thể tạo thuận lợi cho hành trình học tập và nghiên cứu của bạn. Tuy nhiên, tự viết E-Commerce Research Proposal là một chặng đường đầy thách thức.
Bạn sẽ dành một lượng thời gian đáng kể cho các bài Research Proposal. Vậy E-Commerce Research Proposal là gì? Chúng ta nên xem xét những khía cạnh nào? Tìm câu trả lời cho bản thân tại đây!
E-Commerce Research Proposal Là Gì?

Research Proposal là Đề xuất nghiên cứu/ Đề cương luận văn/ Đề cương nghiên cứu. Là thuật ngữ để chỉ tài liệu đề xuất cho một dự án hay công trình nghiên cứu học thuật, khoa học. Thông thường, đề xuất nghiên cứu chỉ dùng cho các chương trình sau đại học như thạc sĩ, tiến sĩ….
Còn E-Commerce (Thương mại điện tử) là ngành học đang rất hot trong Kỷ Nguyên Số. Bởi ngành học thuộc nhóm ngành kinh tế này sẽ giúp sinh viên hiểu về:
– Các kiến thức ngành E-Commerce.
– Thực trạng, cách vận hành của lĩnh vực Thương mại điện tử.
– Tác động của thương mại điện tử đối với các tập đoàn và doanh nghiệp. Bao gồm tài chính, ngân hàng, du lịch, giao thông vận tải, hàng không, sản xuất (công nghiệp, tiêu dùng)….
Cấu trúc Chuẩn Bài E-Commerce Research Proposal
Bạn hoàn toàn có thể nhận học bổng nếu có Research Proposal xuất sắc. Một Research Proposal xuất sắc còn giúp “đánh bóng” hồ sơ du học của bạn nếu bạn có nguyện vọng đi nước ngoài.Trong thời gian học thạc sĩ, tiến sĩ về E-Commerce, bạn cũng có thể phải làm Research Proposal. Đề xuất sẽ là cơ sở để giáo sư đánh giá và phê duyệt các đề xuất nghiên cứu quan trọng của bạn tại thời điểm này. Nó cũng được sử dụng trong quá trình nộp đơn xin tài trợ nghiên cứu.
Nhìn chung, Research Proposal được ứng dụng trong nhiều trường hợp. Dù trường hợp nào, bài viết cũng gồm 7 phần cơ bản:
- Title – tiêu đề
- Introduction/ Motivation/ Background – Giới thiệu / Động lực / Cơ sở
- Research question – Câu hỏi nghiên cứu
- Literature review – Tổng quan tài liệu
- Data and methodology – Dữ liệu và Phương pháp luận
- Expected outcome and contribution – Kết quả mong đợi và đóng góp
- Research plan – Kế hoạch nghiên cứu (tùy chọn).
Hướng Dẫn Viết E-Commerce Research Proposal Hiệu Quả

1. Tạo kế hoạch viết bài
So với các bài tiểu luận, Research Proposal phức tạp hơn nhiều. Do đó, học sinh nên nghĩ ra một chiến lược viết. Xác định thời gian viết, lập danh sách tất cả các nhiệm vụ phải được thực hiện để hoàn thành Research Proposal vững chắc. Sau đó, phân bổ thời gian cho từng hoạt động. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và thực hiện đề xuất nghiên cứu thương mại điện tử tốt.
2. Tìm topic cho bài Research Proposal
Sinh viên cần nghiên cứu để chọn topic phù hợp cho bài E-Commerce Research Proposal. Hãy tham khảo các topic thú vị về E-Commerce như:
– Chiến lược để kinh doanh Thương mại điện tử tốt.
– Cách tạo chiến lược kinh doanh ở các nước đang phát triển.
– Nghiên cứu mô hình xử lý thanh toán trong các công ty thương mại điện tử.
– Nghiên cứu tỷ lệ mua sắm trực tuyến ngày càng tăng trong và sau đại dịch Covid.
– Ảnh hưởng của thương mại internet đến hành vi của khách hàng.
– Những yếu tố nào tác động đến việc mua hàng trực tuyến của khách hàng?
– Đánh giá vai trò của các blogger trong việc tăng doanh số bán hàng.
– Giáo dục cộng đồng về bảo mật trong E-Commerce…
3. Nghiên cứu về topic đã chọn
Hãy lập danh sách những tài liệu tham khảo quan trọng khi tiến hành nghiên cứu. Tài liệu tham khảo cũng có thể được sắp xếp theo từng phần của bài Research Proposal. Điều này sẽ giúp quá trình viết đề xuất của bạn diễn ra nhanh hơn và suôn sẻ hơn.
4. Phát triển dàn ý
Trước khi viết E-Commerce Research Proposal chính thức, bạn cần tạo dàn ý chi tiết, logic. Sinh viên cần chú ý:
– Tạo dàn ý theo đúng cấu trúc.
– Vạch rõ các ý chính muốn triển khai trong bài. Sau đó, điều chỉnh, sắp xếp vị trí của các ý cho phù hợp.
– Bạn có thể gạch đầu dòng làm nổi bật những điểm chính của từng ý. Điều này sẽ giúp bạn xem toàn bộ bài viết dễ dàng hơn. Thông qua đó, các ý bị thiếu, thừa hoặc trùng lặp được phát hiện dễ dàng.
5. Trích nguồn cho các tài liệu đã tham khảo
Hãy nhớ trích nguồn cho mỗi tài liệu tham khảo đã dùng. Việc trích nguồn không khó, bạn chỉ cần chọn một phương pháp trích dẫn. Sau đó, liệt kê các tài liệu tham khảo đã dùng theo đúng phương pháp được chọn.
6. Các lưu ý khác
– Người viết cần tích cực đọc tài liệu tham khảo về E-Commerce, đặc biệt là các tài liệu giá trị với ngành E-Commerce ở giai đoạn hiện tại. Với mỗi tài liệu tham khảo được chọn, bạn đều cần kiểm tra thật kỹ, xác định rõ nguồn gốc, xuất xứ của nó.
– Sử dụng đúng thuật ngữ của ngành E-Commerce, văn phòng trang trọng, phù hợp với bài nghiên cứu.
– Hãy chủ động soát lỗi chính tả, ngữ pháp. Đồng thời, đọc lại toàn bộ bài viết để đảm bảo bài đã chặt chẽ, hợp lý.
Những Khó Khăn Khi Viết E-Commerce Research Proposal
– Research Proposal đòi hỏi sinh viên phải bỏ nhiều thời gian, công sức. Bạn cần nghiên cứu thật kỹ về dạng bài học thuật này.
– Chưa hiểu rõ về topic đã chọn.
– Không giỏi nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo.
Đây chỉ là một số vấn đề phổ biến nhất mà người viết E-Commerce Research Proposal có thể gặp phải. Vì có thể học viên bị ép thời gian hoặc vướng các vấn đề khác…. Do đó nếu muốn làm tốt Research Proposal, bạn nên tham khảo dịch vụ research writing của Dr.Nhanh. Đây là dịch vụ hỗ trợ tạo Đề xuất nghiên cứu thương mại điện tử theo yêu cầu.
Bên cạnh research writing service, nhiều dịch vụ khác của Dr.Nhanh có thể kể đến như: research writing service, assignment writing service, thesis writing service, online test service,….
Lời Kết
Trên đây là những bí quyết viết E-Commerce Research Proposal hiệu quả mà Dr.Nhanh đã tổng hợp được, hi vọng với các thông tin kể trên sẽ phần nào đem đến cho bạn những hữu ích trong quá trình làm bài.
Nếu bạn đang gặp khó khăn và vướng mắc trong lúc viết, cần sự hỗ trợ dịch vụ viết bài nhanh chóng, chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng, vậy thì đừng quên liên hệ ngay với Dr.Nhanh nhé!