
Trong quá trình hỗ trợ các bạn sinh viên, gần đây bọn mình hay nhận được câu hỏi của các bạn là tại sao điểm thấp thế?
1. Thấp hơn so với kỳ vọng, và công sức bỏ ra
2. Thấp so với bài tương tự,
3. Thấp hơn với kết quả của chính bản thân bạn khi học tập tại nước ngoài.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành giáo dục, và hỗ trợ các bạn sinh viên, Dr. Nhanh xin tổng hợp một số nguyên nhân chính đóng góp cho việc điểm bạn “thấp” khi học một chương trình quốc tế ở Việt Nam nhé.
#2 Thiếu marking rubric rõ ràng
Cần phải hiểu rằng, đề bài và marking rubric là kim chỉ nam duy nhất và tuyệt đối cho một bài assignment.
Các sinh viên khác nhau cùng nhìn vào đó làm bài, các giáo viên khác nhau cùng nhìn vào đó để hướng dẫn sinh viên và chấm bài. Một marking rubric tốt sẽ hạn chế mâu thuẫn giữa kì vọng của các bên rất nhiều.
Theo Dr. Nhanh, một bộ đề bài và marking rubric được coi là tốt khi những giáo viên với nguồn gốc (background), tính cách (characteristics) và góc nhìn (perspective) khác nhau, khi sử dụng marking rubric đó chấm một bài, ra một số điểm tương đối giống nhau với biên độ lệch rất nhỏ, hoàn hảo nhất là khi biên độ bằng 0. Nói một cách khác, nếu bạn đem bài làm của bạn cho bất kì giáo viên nào, khi áp dụng marking rubric đó, điểm số cuối cùng của tất cả giáo viên đó tương đối giống nhau – thì đó là một marking rubric tốt. Còn nếu mỗi người chấm ra một kết quả khác nhau với một biên độ lớn, thì bạn biết chắc rằng marking rubric đó chưa đủ tốt.
Một cách khác để nhận biết một marking rubric tốt và chưa tốt. Marking rubric tốt sẽ thường số hóa / hoặc đề cập rất cụ thể các tiêu chí. Ở chiều ngược lại, marking rubric tệ sẽ thường có những tính từ chung chung, làm cho việc phân biệt và định nghĩa cực kì khó khăn.
Marking rubric tốt. Nhìn vào sẽ biết rằng sử dụng 6 – 8 scholarly journals sẽ đạt điểm tối đa
Khi sử dụng marking rubric này, giáo viên và sinh viên (hay bất kì ai khác) được xếp ngang hàng nhau khi có thể độc lập đánh giá gần như chính xác tuyệt đối điểm của một bài viết.
Marking rubric không tốt. Nhìn vào không biết làm thế nào mới được điểm tối đa.
Khi sử dụng marking rubric này, quyết định và ý chí cá nhân của người chấm là chân lý.
Dr. Nhanh đã gặp trường hợp, 2 bài viết gần như tương đương, nhưng 1 bài nhận điểm 80%, bài còn lại chỉ 59%. Biên độ hơn 20% với một môn Statistics như vậy thì hẳn quá tệ. Và trong những năm tháng đồng hành cùng các bạn sinh viên, Dr. Nhanh đã trải nghiệm những khoảng biên độ lớn hơn vậy nhiều.
Để tạo nên một môi trường công bằng và minh bạch hơn cho sinh viên, các trường đại học top đầu UK đã áp dụng các phương pháp sau
(1) Double marking
Bài sẽ được chấm bởi hai giáo viên khác nhau, điều này cho phép kết quả được khách quan hơn. Đặc biệt, khi có sự khác biệt lớn ở kết quả của 2 giáo viên, thì kết quả cuối cùng của bài đó sẽ được quyết định sau khi được review kĩ lại bởi hội đồng, hoặc một người có thẩm quyền quyết định (thường là Head of Course, hay Head of Program).
Điểm hạn chế của phương pháp này là tốn rất nhiều công sức và thời gian, làm phát sinh nhiều chi phí nên ít khi được áp dụng.
(2) Cross-marking
Bài sẽ được chấm bởi một giáo viên không trực tiếp giảng dạy bạn, phương pháp này được kỳ vọng sẽ đem lại một kết quả công bằng cho toàn bộ sinh viên.
Phương pháp này thường chỉ thực sự hiệu quả nếu thực hiện cùng Double marking, nếu chỉ sử dụng Cross-marking, hệ quả thường thấy là điểm thực tế khác xa điểm kỳ vọng của các bạn học sinh khi làm theo giáo viên hướng dẫn trực tiếp vì người hướng dẫn chỉ một đằng, người chấm bài chấm một nẻo.
(3) Publish Answers
Khi Double marking quá đắt đỏ và phức tạp, Cross-marking nếu không triển khai chuẩn chỉ thì là một con dao 2 lưỡi có thể gây ra nhiều bức xúc, giải pháp thay thế được ưa chuộng gần đây là công bố kết quả / sample cho bài một cách công khai (trước , hoặc sau khi chấm điểm xong).
Với giải pháp này, một vài bài sample với các thang điểm sẽ được chia sẻ với sinh viên (có thể trước, hoặc sau khi chấm điểm xong, nhiều khi link download sample được gắn luôn trong đề bài). Khi đó, sinh viên nắm rõ và ước lượng được mình cần làm những gì để đạt một số điểm nhất định (dựa theo sample), giáo viên cũng dễ dàng chấm điểm hơn, đặc biệt, khi sinh viên cảm thấy điểm số không phù hợp thì việc trao đổi và khiếu nại (bằng cách so sánh bài của mình với sample) là tương đối dễ dàng.
Tại Dr. Nhanh, với gần 10 năm kinh nghiệm làm assignment, bọn mình đã tích góp được một kho sample khổng lồ với hơn 5000 samples cho các môn học ở các trường đại học quốc tế như RMIT, Swinburne, La Trobe, Monash, Kent (UK) (một số ít được chúng mình chia sẻ hoàn toàn miễn phí tại website drnhanh.com), cho phép đội ngũ của Dr. Nhanh biết chắc cần phải làm gì để đạt được số điểm cam kết với khách hàng.
(Còn tiếp)
——————————
Bỏ qua âu lo Assignment tại:
Email: help@drnhanh.com
Hotline: (+84) 988 601 640 (avail. on Zalo, iMess, Whatsapp, Viber)
Đặt bài miễn phí tại website: drnhanh.com